"Siêu tên lửa" Ariane 5 của châu Âu bị ngưng phóng vì lý do kỹ thuật

Tên lửa Ariane 5 của ESA dự kiến sẽ được phóng ngày hôm nay 16/6, nhưng đã bị hủy vì lý do kỹ thuật.

Ariane 5 - tên lửa hạng nặng được sản xuất theo thẩm quyền của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES) dự kiến sẽ phóng lên quỹ đạo vào ngày 16/6 tại Trung tâm Vũ trụ Guiana, Pháp.

Siêu tên lửa Ariane 5 của châu Âu bị ngưng phóng vì lý do kỹ thuật
Tên lửa Ariane 5 đưa hai vệ tinh địa tĩnh lên quỹ đạo vào ngày 15/7/2015. (Ảnh: Arianespace).

Tuy nhiên, những lý do không mong muốn về kỹ thuật đã khiến buổi phóng bị tạm hoãn.

Theo Arianespace, công ty hàng không có trụ sở tại Pháp, đồng thời là đơn vị quản lý sứ mệnh, dường như một chức năng quan trọng trên tên lửa Ariane 5 đã không đảm bảo với các yêu cầu về an toàn.

"Chúng tôi phát hiện một số lo ngại về 3 đường truyền dẫn nhiên liệu ở phần động cơ của tên lửa Ariane 5", một đại diện của Arianespace cho biết. "Các bộ phận khác như bệ phóng, vệ tinh… vẫn ở trong điều kiện ổn định và an toàn".

Được biết, các kỹ sư của Arianespace sẽ kiểm tra vấn đề trước khi đưa ra thông báo về mục tiêu tiếp theo. Theo một số chuyên gia, nhiều khả năng, buổi phóng sẽ bị dời lại tới cuối tháng 6.

Siêu tên lửa Ariane 5 của châu Âu bị ngưng phóng vì lý do kỹ thuật
Tên lửa Ariane 5 trên bệ phóng cùng Kính viễn vọng Không gian James Webb tháng 12/2021. (Ảnh: ESA).

Ariane 5 là tên lửa đẩy hạng nặng được thiết kế để đưa vệ tinh và các vật nặng khác vào quỹ đạo địa tĩnh hoặc quỹ đạo tầm thấp của Trái đất. Theo ESA, đây là loại tên lửa có độ tin cậy cao với chi phí phóng phải chăng.

Ra mắt từ năm 1996, tính đến nay, tên lửa Ariane 5 hiện đã có hơn 100 lần phóng thành công lên quỹ đạo, đạt tỷ lệ thành công vô cùng ấn tượng với 95.4%. Trong đó có một số nhiệm vụ đáng chú ý, bao gồm sứ mệnh săn đuổi sao chổi Rosetta năm 2004, hay hợp tác với NASA đưa Kính viễn vọng Không gian James Webb lên quỹ đạo vào tháng 12/2021.

Kể từ lần đầu tiên ra mắt, Ariane 5 đã được cải tiến trong các phiên bản kế tiếp, bao gồm: "G", "G+", "GS", "ECA" và gần đây nhất là "ES". Hệ thống này có khả năng phóng kép, trong đó có thể đưa tối đa 2 vệ tinh liên lạc lên vành đai địa tĩnh

Dự kiến, Ariane 5 sẽ có lần phóng cuối cùng, trước khi được thay thế bởi Ariane 6 vào cuối năm nay. Vì lý do này, buổi phóng của Ariane 5 đặc biệt thu hút người đam mê khoa học vũ trụ, vì đây là hồi kết của một trong những tên lửa mạnh mẽ, đáng tin cậy bậc nhất châu Âu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh lên quỹ đạo

Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh lên quỹ đạo

Trung Quốc vừa phá kỷ lục của nước này về số vệ tinh phóng bằng một tên lửa duy nhất với vụ phóng lúc 12h30 hôm 15/6 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 19/06/2023
Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Đến nay, các nhà khoa học đã xác định vũ trụ bao gồm ba phần riêng biệt: Vật chất có thể quan sát và đo lường được. Hai thành phần lý thuyết khác được gọi là vật chất tối và năng lượng tối.

Đăng ngày: 17/06/2023
Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân Hà

Một nhóm nhà thiên văn học ở Đại học Harvard phát hiện cụm sao bay siêu nhanh, trong đó có một ngôi sao lập kỷ lục với tốc độ 8.226.967km/h.

Đăng ngày: 16/06/2023

"Quái vật" gần 5 tỉ tuổi đụng độ, phun mưa kho báu xuống Trái đất

Một trong những hiện tượng thiên văn ngoạn mục nhất năm mà người Trái đất đón nhận có thể bắt nguồn từ một sự kiện dữ dội, thảm khốc, theo nghiên cứu mới từ NASA.

Đăng ngày: 16/06/2023
Trạm Vũ trụ Quốc tế bay ngang qua vết đen Mặt trời rộng bằng Trái đất

Trạm Vũ trụ Quốc tế bay ngang qua vết đen Mặt trời rộng bằng Trái đất

Thierry Legault, nhiếp ảnh gia thiên văn người Pháp, dùng kính viễn vọng để ghi hình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bay qua phía trước Mặt Trời hôm 9/6.

Đăng ngày: 16/06/2023
Nhà khoa học duy nhất bị dị ứng với bụi Mặt trăng

Nhà khoa học duy nhất bị dị ứng với bụi Mặt trăng

Phi hành gia Harrison H. Schmitt là nhà khoa học duy nhất từng đi bộ trên Mặt Trăng và bị dị ứng với bụi ở đó.

Đăng ngày: 16/06/2023

"Nhà máy" sản xuất thuốc đầu tiên trong vũ trụ

Công ty Varda Space Industries sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt dược phẩm và nhiều vật liệu khác trên quỹ đạo Trái đất thông qua khoang nhỏ bay kèm vệ tinh.

Đăng ngày: 15/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News