Singapore chính thức công nhận 16 loại côn trùng là thực phẩm

Singapore chính thức công nhận 16 loại côn trùng là thực phẩm, gồm dế, châu chấu, tằm, là thực phẩm để bán và tiêu thụ trong nước.

Theo CNA và CNN, thông tư ngày 8/7 được SFA gửi tới các nhà kinh doanh thực phẩm có nội dung như sau: "Với hiệu lực ngay lập tức, SFA cho phép nhập khẩu côn trùng và các sản phẩm côn trùng thuộc các loài được đánh giá là ít gây lo ngại về mặt pháp lý". 


Những loại côn trùng được Singapore coi là thực phẩm.

Các loài côn trùng được SFA phê duyệt gồm châu chấu, ấu trùng và một số loài bọ cánh cứng. Cơ quan này cho hay, những côn trùng và sản phẩm côn trùng này có thể được dùng làm thức ăn cho con người hoặc làm thức ăn chăn nuôi cho động vật lấy thịt.

SFA cho biết thêm, côn trùng không thể thu hoạch từ tự nhiên. "Cần có tài liệu chứng minh côn trùng được nuôi ở các cơ sở được cơ quan có thẩm quyền quản lý". 

Giống như phần lớn thế giới, việc ăn côn trùng ở Singapore vẫn còn là điều mới lạ. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận hơn 2.100 loài côn trùng có thể ăn được, nhiều loài trong số đó chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng và đóng vai trò là nguồn cung cấp protein cao bền vững, trái ngược với vật nuôi sản sinh ra khí methane.

Theo báo cáo năm 2022 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, "côn trùng là nguồn protein bị bỏ sót và là cách chống lại biến đổi khí hậu". Các nhà nghiên cứu cho biết: "Việc tiêu thụ protein động vật của chúng ta là nguồn phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Ăn côn trùng có thể bù đắp sự thay đổi khí hậu theo nhiều cách".

Bánh taco châu chấu được phục vụ như một món ngon phổ biến ở các vùng của Mexico. Kiến, dế và thậm chí cả nhện tarantula thường được người dân ở các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Campuchia dùng để ăn.

Côn trùng sống thường được bán ở Singapore để làm thức ăn cho vật nuôi như chim và bò sát, nhưng chúng có thể là một lựa chọn mới và thú vị cho thực khách. Các đầu bếp, nhà hàng và công ty thực phẩm, đồ uống địa phương đang thử nghiệm nhiều cách khác nhau để phục vụ côn trùng trong các món ăn một cách an toàn như cua trứng muối với côn trùng và các sản phẩm như thanh protein.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 20/06/2025
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 20/06/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 20/06/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 18/06/2025
7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

7 loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc

Thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, chất thải, đất hoặc quá trình con người sản xuất và vận chuyển.

Đăng ngày: 18/06/2025
Mẹo giữ quất tươi lâu, không bị héo lá, rụng quả trong Tết

Mẹo giữ quất tươi lâu, không bị héo lá, rụng quả trong Tết

Trong văn hóa Việt Nam, cây quất được coi là một biểu tượng của sự bình an, may mắn và sự tươi mát.  Vì vậy, nếu để quất bị héo trong năm mới là rất kiêng kỵ.

Đăng ngày: 17/06/2025
Loài cây độc nhất thế giới

Loài cây độc nhất thế giới

Có mặt ở vùng biển Caribean và Bahamas nước Mỹ, cây Manchineel được mệnh danh là "loài cây chết chóc" bởi độc tố khủng khiếp mà loài cây này mang trong mình.

Đăng ngày: 17/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News