Sinh vật hóa thạch cổ đại được đặt theo tên tổng thống Ukraine

Một động vật không xương sống dưới biển 150 triệu năm tuổi khai quật ở châu Phi đã được đặt theo tên của Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky.

Theo tạp chí Newsweek, sinh vật kỳ dị có 10 cánh tay dài và móng vuốt sắc nhọn như xúc tu để bám chặt đáy biển.

Sinh vật hóa thạch cổ đại được đặt theo tên tổng thống Ukraine
Hóa thạch được đào lên tại một địa điểm ở miền trung tây Ethiopia. (Ảnh: NEWSWEEK)

Sinh vật hóa thạch cổ đại được đặt theo tên tổng thống Ukraine
Cận cảnh Ausichicrinites zelenskyyi, nguyên vẹn sau 145 triệu năm - (Ảnh: Royal Society Open Science)

Đó là một loại sao lông vũ, ngày nay có rất nhiều trên các đáy đá từ Xích đạo đến các cực của Trái đất.

Ausichicrinites zelenskyyi có quan hệ họ hàng gần với sao biển, hải sâm và nhím biển.

Giáo sư Mariusz Salamon tại ĐH Silesia ở TP Katowice (Ba Lan) cho biết hóa thạch được bảo toàn một cách phi thường.

“Ausichicrinites zelenskyyi có 10 cánh tay khổng lồ và một vòng các phần phụ giống móng vuốt ở gần chân đế để bám chặt chất nền” - ông nói.

“Con vật sống cách đây 150 triệu năm - và cho thấy những dấu vết giả định về chuyển động của cánh tay” - giáo sư Ba Lan cho biết thêm.

“Nó đã được đặt tên để vinh danh Volodymyr Oleksandrovych Zelensky, tổng thống thứ sáu và hiện tại của Ukraine, vì lòng can đảm và sự dũng cảm của ông trong việc bảo vệ Ukraine tự do” - ông Salamon nói.

Ausichicrinites zelenskyyi có đường kính khoảng 2 inch. Hóa thạch gần như hoàn chỉnh của nó đã được đào lên tại một địa điểm ở miền trung tây Ethiopia, quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi.

Sao lông vũ có thể có nhiều màu sắc ngoạn mục, từ đỏ đậm đến cam rực rỡ và vàng nhiễm điện. Mỗi cánh tay có thể dài tới 1 foot (30,48 cm).

Phần phụ của chúng được sử dụng để bắt lấy thức ăn. Chúng ở yên trong nước, phơi bày cánh tay và để các chất dinh dưỡng di chuyển theo dòng nước đến với chúng.

Sao lông vũ cũng có khả năng rụng một cánh tay theo cách mà một số loài thằn lằn có thể cắt đuôi của chúng, đây cũng là một phản ứng chống lại động vật ăn thịt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khai quật pháo đài nghi là thành phố mất tích thời cổ đại

Khai quật pháo đài nghi là thành phố mất tích thời cổ đại

Các nhà khảo cổ vừa khai quật một pháo đài 2.000 năm tuổi ở dãy núi thuộc khu vực Kurdistan của Iraq, được cho là một phần của thành phố mất tích Natounia thời cổ đại.

Đăng ngày: 22/07/2022
Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Một nhóm nghiên cứu đã kết hợp rất nhiều hồ sơ lịch sử với các phân tích mới về hài cốt người Maya trong thời kỳ cuối của đế chế, chỉ ra một dạng ngày tận thế mà chính chúng ta cũng có thể đối mặt trong tương lai.

Đăng ngày: 21/07/2022
Khu lò gốm men ngọc 1.900 năm tuổi được tìm thấy ở Hồ Nam - Trung Quốc

Khu lò gốm men ngọc 1.900 năm tuổi được tìm thấy ở Hồ Nam - Trung Quốc

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một khu lò nung men ngọc có từ thời Đông Hán (25-220) tại một ngôi làng ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/07/2022
Bao cao su hơn 3.000 năm của vua Tutankhamun

Bao cao su hơn 3.000 năm của vua Tutankhamun

Một trong những vật dụng đặc biệt trong lăng mộ Tutankhamun, khai quật năm 1922, là bao cao su bằng vải lanh chứa dấu vết ADN của pharaoh này.

Đăng ngày: 20/07/2022
Hé lộ kho báu ở Rome sau trận hạn hán nghiêm trọng

Hé lộ kho báu ở Rome sau trận hạn hán nghiêm trọng

Một trận hạn hán nghiêm trọng ở Ý đã làm lộ ra một kho báu ở Rome: một cây cầu được cho là do hoàng đế La Mã Nero xây dựng bị nhấn chìm dưới nước sông Tiber.

Đăng ngày: 19/07/2022
Trung Quốc phát hiện dấu chân khủng long tại một nhà hàng ở Tứ Xuyên

Trung Quốc phát hiện dấu chân khủng long tại một nhà hàng ở Tứ Xuyên

Dấu chân khủng long được tìm thấy trong một nhà hàng ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

Đăng ngày: 19/07/2022
Hóa thạch hiếm của quái vật đầu thú tiền sử

Hóa thạch hiếm của quái vật đầu thú tiền sử

Các nhà khoa học tìm thấy hộp sọ 255 triệu năm của một loài săn mồi trông như con lai giữa bò sát và động vật có vú.

Đăng ngày: 18/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News