Sợ bị săn trộm, voi ở Mozambique "không dám" mọc ngà

Nghiên cứu ở Mozambique cho thấy voi ở quốc gia này đã lớn lên mà không có ngà để tự bảo vệ mình trước tình trạng bị săn bắn trộm suốt nhiều năm qua.

Theo NBCNews, một đôi ngà khỏe mạnh là lợi thế của voi, giúp chúng đào đất tìm nước, tước vỏ cây và chiến đấu. Nhưng trong giai đoạn bị con người săn bắn ráo riết để lấy ngà, cặp ngà này lại trở thành gánh nặng, có thể khiến chúng mất mạng.

Nghiên cứu cho thấy sau nhiều năm nội chiến và săn bắn trộm voi ở Mozambique, một số lượng lớn voi ở đây sẽ không bao giờ mọc ngà.

Sợ bị săn trộm, voi ở Mozambique không dám mọc ngà
Một con voi không nhà ở Công viên Quốc gia Gorongosa. (Ảnh: Shutterstock)

Trong giai đoạn xung đột từ năm 1977 tới 1992, hai bên nội chiến ở Mozambique thường giết voi lấy ngà bán để có tiền cho chiến tranh. Ở khu vực giờ là Công viên Quốc gia Gorongosa, khoảng 90% voi đã bị giết hại.

Những con voi còn sống sót có thể có một đặc điểm chung quan trọng: một nửa số voi cái giờ không có ngà một cách tự nhiên vì chúng đơn giản là không bao giờ mọc ngà nữa. Trong khi đó, trước chiến tranh, chỉ có chưa đầy 1/5 số voi thiếu ngà.

Giống như màu mắt ở người, gene là thứ quyết định liệu voi có mọc ngà hay không và đặc điểm gene này di truyền từ voi bố mẹ. Mặc dù voi không ngà một thời là chuyện hiếm ở châu Phi nhưng hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Sau chiến tranh, voi mẹ không ngà còn sống đã truyền gene này cho thế hệ sau là giống cái và kết quả là một nửa số voi cái đã không có ngà. Điều gây khó hiểu là 2/3 con của chúng là giống cái.

Nhà sinh vật học tiến hóa Shane Campbell-Staton ở Đại học Princeton cho rằng nhiều năm bất ổn đã thay đổi tiến trình tiến hóa ở số voi này.

Cùng với đồng nghiệp, ông đã tìm hiểu xem hoạt động buôn bán ngà voi ảnh hưởng thế nào tới quy mô chọn lọc tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của ông được đăng trên tạp chí Science ngày 21/10.

Các nhà nghiên cứu ở Mozambique đã quan sát khoảng 800 con voi ở Công viên Quốc gia Gorongosa trong vài năm để lập danh sách voi mẹ và voi con và phát hiện ra hiện tượng không ngà nói trên.

Tại Gorongosa, nhóm nghiên cứu thu thập mẫu máu của 7 con voi cái không ngà và 7 con có ngà, sau đó phân tích khác biệt ADN.

Dữ liệu khảo sát voi giúp các nhà nghiên cứu biết điểm xuất phát: Vì voi không ngà là voi cái nên họ tập trung vào nhiễm sắc thể X (voi cái có hai nhiễm sắc thể X, voi đực có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y).

Họ cũng nghi loại gene có liên quan là phổ biến, có nghĩa là voi cái chỉ cần một gene thay đổi để không có ngà và khi đặc điểm này được chuyển sang phôi voi đực, sự phát triển phôi thai voi đực bị ảnh hưởng.

Ông Brian Arnold, nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Princeton nói: “Khi voi mẹ truyền đặc điểm này cho con, chúng tôi cho rằng voi con đực có thể chết sớm khi phôi thai đang phát triển, ví dụ như sảy thai”.

Sợ bị săn trộm, voi ở Mozambique không dám mọc ngà
Từng có tới 2.200 con voi ở Công viên Quốc gia Gorongosa. Giờ công viên này chỉ còn khoảng 300 con. (Ảnh: Getty Images)

Phân tích gene cho thấy có hai phần quan trọng của ADN voi mà họ nghĩ là đóng vai trò quan trọng trong truyền đặc điểm không ngà. gene tương tự cũng liên quan tới việc mọc răng ở các động vật có vú khác.

Nghiên cứu này giúp giới khoa học và người dân hiểu tại sao xã hội loài người có thể ảnh hưởng lớn tới tiến hóa của các dạng sự sống khác.

Phần lớn mọi người cho rằng tiến hóa diễn ra chậm chạp, hàng trăm hoặc hàng nghìn năm, nhưng con người có thể đẩy nhanh tiến tình đó. Trong thực tế, hiện tượng không ngà ở voi chỉ xảy ra trong 15 năm qua và đây là một kết quả đáng kinh ngạc mà nghiên cứu trên đã phát hiện ra.

Do không có ngà nên các con voi ở Gorongosa đã thay đổi chế độ ăn, không còn tước vỏ cây như trước. Con không ngà chủ yếu ăn cỏ, còn con có ngà ăn nhiều loại thực vật cứng hơn. Thay đổi này sẽ kéo dài ít nhất vài thế hệ voi.

Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng thấy các trường hợp voi không ngà nhiều bất thường sau giai đoạn săn bắn ráo riết ở Uganda, Tanzania và Kenya. Họ đã thắc mắc tại sao voi cái lại không có ngà không một thời gian dài như vậy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ đông 24.000 năm trong băng vĩnh cửu, vi sinh vật cổ đại lập tức tự nhân bản

Vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ đông 24.000 năm trong băng vĩnh cửu, vi sinh vật cổ đại lập tức tự nhân bản

Sức sống mãnh liệt của những sinh vật chục ngàn năm tuổi khiến cho giới khoa học đặt ra nhiều câu hỏi.

Đăng ngày: 24/10/2021
Trâu rừng tinh quái chọc thủng lốp xe để thoát khỏi sư tử

Trâu rừng tinh quái chọc thủng lốp xe để thoát khỏi sư tử

Một đoạn video đầy kịch tính ghi lại màn rượt đuổi và vây bắt giữa trâu rừng và 2 con sư tử đực khiến người xem đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

Đăng ngày: 24/10/2021
Cá sấu khổng lồ 70 năm nương nhờ cửa Phật, chỉ thích ăn cơm trắng với đồ chay

Cá sấu khổng lồ 70 năm nương nhờ cửa Phật, chỉ thích ăn cơm trắng với đồ chay

Được biết chú cá sấu đã sống ở đây 70 năm và chưa bao giờ tấn công ai, thực đơn hoàn toàn chay tịnh. Thậm chí nó còn hiểu được khá nhiều khẩu lệnh của sư trụ trì.

Đăng ngày: 23/10/2021
Lợn rừng tràn vào, xâm chiếm các khu phố ở Rome

Lợn rừng tràn vào, xâm chiếm các khu phố ở Rome

Lợn rừng nghênh ngang đi lại giữa đường phố, bám đuôi người qua đường, lục lọi thùng rác ở một số khu dân cư tại Rome.

Đăng ngày: 22/10/2021
Ngựa vằn tung đòn

Ngựa vằn tung đòn "độc" khiến linh dương ngất xỉu, ngã lăn quay ra đất

Dẫu sở hữu vũ khí " hạng nặng", nhưng ngựa vằn lại hiếm khi sử dụng chúng đúng cách, và thậm chí đôi khi là... sai mục tiêu.

Đăng ngày: 22/10/2021
Tử chiến suốt 5 giờ, trâu rừng đơn độc vẫn đánh bại 2 sư tử

Tử chiến suốt 5 giờ, trâu rừng đơn độc vẫn đánh bại 2 sư tử

Sau 5 giờ tử chiến căng thẳng, trâu rừng vẫn bật dậy hất văng 2 kẻ săn mồi rồi tẩu thoát một cách ngoạn mục.

Đăng ngày: 22/10/2021
Thấy mèo mẹ kiệt sức, tử vong sau sinh, gà mái

Thấy mèo mẹ kiệt sức, tử vong sau sinh, gà mái "ấp" hộ đàn con khiến dư dân mạng cảm động

Câu chuyện đầy tính nhân văn này khiến cho cư dân mạng cũng phải rơi nước mắt.

Đăng ngày: 22/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News