Són tiểu khi mang thai: Dấu hiệu cần khám sớm
Vào những khoảng thời gian khác nhau trong thai kỳ, nhiều phụ nữ nhận thấy vùng kín bị ướt khi họ cười, ho, tập thể dục, cúi xuống hoặc nhấc một đồ vật. Dấu hiệu này được gọi là són tiểu (tiểu không tự chủ).
Hiện tượng này xảy ra là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một to của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.
![]() |
(Ảnh: Corbis) |
Để khắc phục tình trạng són tiểu, bạn nên:
- Duy trì các bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai, giúp cơ đáy chậu rắn chắc. Luyện tập cũng là cách giúp bạn nhanh khôi phục vóc dáng sau khi sinh.
- Không nên để bàng quang đầy nước. Khi thấy tưng tức bụng, bạn nên đi vệ sinh. Nói như vậy không có nghĩa là bạn hạn chế uống nước vì thiếu nước sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Són tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nó đột nhiên xuất hiện mà không có lý do rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể không khỏe hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.
- Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.
- Nếu bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.
Phân biệt són tiểu và rỉ ối
1. Rỉ ối: Nếu túi ối bị vỡ, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín. Nước ối có xu hướng chảy ra ngoài khi bạn đứng dậy hoặc sau khi bạn ngồi hay nằm, dù bạn đã thao tác chậm rãi và cẩn thận.
Nước ối thường trong, mặc dù nó có thể kèm theo mủ hoặc máu. Nước ối không có mùi.
2. Són tiểu: Hiện tượng thoát nước ở vùng kín khi bạn ho, cười hoặc đột nhiên nằm. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
