Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Các thềm băng tại Greenland liên tục vỡ thời gian qua, dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang gây tác động tiêu cực tới đại dương, khiến mực nước biển dâng cao nhanh chóng.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Tại thời điểm Lucas Jackson, phóng viên ảnh của Reuters, vừa mở điện thoại gọi về cho người thân từ sông băng Helheim ở Greenland, một tiếng nổ lớn vang lên đánh thức không gian tĩnh lặng của vùng Bắc Cực. Ngay thời điểm đó, sông băng Helheim nứt toác, vết nứt ngày một rộng, đẩy một phần của sông băng về phía đại dương. Vụ nứt vỡ sông băng Helheim là bằng chứng mới nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày một nghiêm trọng, mà Greenland là một trong những nạn nhân chịu tác động rõ rệt nhất.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Để cải thiện hiệu quả các nỗ lực chống nước biển dâng, NASA đã khởi động dự án Oceans Melting Greenland (OMG), nghiên cứu tác động của sự nóng lên trong lòng nước biển đối với các thềm băng, núi băng ở hai cực. Trong ảnh, một núi băng trôi nổi tại vùng biển Greenland.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Với ngân sách 30 triệu USD, dự án OMG kỳ vọng làm rõ tình trạng tan băng tại Greenland tác động thế nào tới sự dâng cao của nước biển. Thông tin, dữ liệu thu được có thể được áp dụng để nghiên cứu tình trạng tan băng tại các khu vực khác, cụ thể là Nam Cực, nơi có lượng băng đá lớn hơn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình dâng cao của nước biển. Trong ảnh, băng tan thành từng mảng trên sông băng ở Greenland.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Nước biển dâng là hiện tượng đe dọa các lãnh thổ, thành phố nằm ở đồng bằng ven biển, các hòn đảo và nhiều khu dân cư đông đúc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, dự báo về tốc độ và sự trầm trọng của nước biển dâng hiện không thống nhất, có nhiều khác biệt giữa các cá nhân, tổ chức nghiên cứu do các nhà khoa học không có đủ thông tin về tốc độ nước biển ấm làm tan băng ở hai cực. Trong ảnh, một vết nứt xuất hiện tại sông băng ở Greenland.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Hiện tại, tình trạng tan băng tại khu vự Greenland là nghiêm trọng nhất. Lượng băng tan tại riêng khu vực này khiến nước biển tăng gần 1cm mỗi năm, nhiều nhất trên toàn thế giới.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Theo một báo cáo của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ, nước biển dâng 50cm sẽ nhấn chìm khu vực sinh sống của 90 triệu dân ở Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh. Báo cáo cũng cho biết vào năm 2100, những cơn bão mạnh như siêu bão Sandy, từng khiến nước Mỹ thiệt hại 70 tỷ USD, sẽ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn gấp 17 lần so với hiện tại.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết mức độ nghiêm trọng của nước biển dâng, từ nay tới năm 2100, phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm và khả năng giảm phát thải ô nhiễm thông qua sử dụng năng lượng hóa thạch. Sử dụng năng lượng hóa thạch được công nhận là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong thế kỷ 20.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Greenland hiện là một trong những vùng đất chứng kiến rõ rệt nhất tác động của biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu. Hồi tháng 6, một núi băng rộng hơn 6,5km đã tách rời khỏi sông băng Helheim, vỡ thành từng mảng nhỏ, hiện tượng được nhận định là do nhiệt độ nước biển quá cao.

Sông băng Greenland tan vỡ, dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu

Tình trạng tương tự, thậm chí tồi tệ hơn những gì xảy ra ở Helheim được cho là sẽ xảy ra ở Nam Cực. IPCC cảnh báo tan băng tại riêng Nam Cực có thể khiến nước biển tăng 50cm tới cuối thế kỷ 21. Quá trình này được đánh giá là "thảm họa không thể đảo ngược".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Kinh khủng cảnh cá đuối bơi giữa biển rác ni lông

Kinh khủng cảnh cá đuối bơi giữa biển rác ni lông

Những con cá đuối không thể kiếm ăn bình thường vì thức ăn của chúng bị lẫn với rác thải độc hại tại vịnh Manta Bay ở Bali, Indonesia.

Đăng ngày: 25/09/2018
Tái chế tóc và phân ngựa làm gạch xây nhà, giải pháp tuyệt vời ứng phó biến đổi khí hậu

Tái chế tóc và phân ngựa làm gạch xây nhà, giải pháp tuyệt vời ứng phó biến đổi khí hậu

Một nữ thiết kế đến từ Anh đã nghiên cứu và cho ra đời loại gạch làm từ đất sét cùng các phế phẩm như tóc và phân ngựa.

Đăng ngày: 23/09/2018
Gió mùa đông bắc sắp tràn về

Gió mùa đông bắc sắp tràn về

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, dự kiến cuối tháng 9, thêm một đợt gió mùa đông bắc tràn về và gây mưa diện rộng.

Đăng ngày: 23/09/2018
99,99% rác nhựa trên biển hóa ra nằm sâu dưới đại dương mà chúng ta không hề biết

99,99% rác nhựa trên biển hóa ra nằm sâu dưới đại dương mà chúng ta không hề biết

Con người đang dần nhận thức rõ hơn về tình trạng rác thải trên biển. Thậm chí giờ đây đang tồn tại hẳn một hòn đảo rác khổng lồ ở giữa Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 18/09/2018
Siêu bão Mangkhut suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền Trung Quốc

Siêu bão Mangkhut suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền Trung Quốc

Hồi 04 giờ ngày 17/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Đăng ngày: 17/09/2018
Viện phó lý giải siêu bão Mangkhut không vào Việt Nam

Viện phó lý giải siêu bão Mangkhut không vào Việt Nam

Phó viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Viện KHKTTV&BĐKH) Mai Văn Khiêm đưa ra lý giải về quỹ đạo của siêu bão Mangkhut.

Đăng ngày: 17/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News