Sống sót sau vụ nổ siêu tân tinh, sao lùn trắng sáng hơn trước

Sao lùn trắng thường đồng hành với một ngôi sao khác và hút một lượng lớn vật chất từ đó. Vụ nổ tân tinh xảy ra khi sao lùn trắng chuyển sang giai đoạn "hấp hối" do hút quá nhiều vật chất từ ngôi sao đồng hành. Toàn bộ khối lượng tăng thêm sẽ đè lên lõi của sao lùn trắng, khiến nhiệt độ và mật độ ở phần lõi tăng cao tới mức kích hoạt chuỗi phản ứng nhiệt hạch. Kết quả là xảy ra một vụ nổ siêu tân tinh.

Tuy nhiên, ngôi sao lùn trắng được quan sát gần đây vẫn tồn tại sau vụ nổ siêu tân tinh thậm chí còn tỏa sáng hơn trước.


Ngôi sao lùn trắng vượt qua vụ nổ siêu tân tinh nằm cách Trái đất 108 triệu năm ánh sáng, tại thiên hà xoắn ốc NGC 1309 có kích thước bằng 3/4 Dải Ngân hà. (Ảnh: Reuters)

Chúng tôi khá ngạc nhiên khi ngôi sao này không bị phá hủy mà có thể sống sót và sáng hơn cả trước khi vụ nổ”, ông Curtis McCully, nhà khoa học thiên văn cấp cao tại Đài quan sát Las Cumbres ở California nói.

Ông McCully giải thích rằng vụ nổ tạo ra chất phóng xạ - yếu tố làm nên ánh sáng huyền bí của một vụ siêu tân tinh. Một phần vật chất này vẫn còn sót lại trong “ngôi sao sống sót” và khiến nó sáng hơn.

Ngôi sao lùn trắng nằm cách Trái đất 108 triệu năm ánh sáng, tại thiên hà xoắn ốc NGC 1309 kích thước bằng 3/4 Dải Ngân hà.

Theo các nhà nghiên cứu, mặt trời của chúng ta cũng sẽ trở thành một ngôi sao lùn trắng trong tương lai - số phận của khoảng 97% các ngôi sao tồn tại trong vũ trụ.

"Vào cuối vòng đời của những ngôi sao như mặt trời của chúng ta hoặc lớn hơn một chút, chúng sẽ cạn kiệt nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong lõi và biến thành sao lùn trắng. Trong quá trình này, các lớp bên ngoài của ngôi sao bong ra trở thành tinh vân. Phần lõi còn sót lại sẽ hình thành nên sao lùn trắng", ông McCully cho biết.

Vào tháng 5/2021, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cũng dùng Kính viễn vọng không gian Hubble để ghi lại cái chết của một ngôi sao khổng lồ cách Trái đất 35 triệu năm ánh sáng.

Những hình ảnh từ Hubble cho thấy ngôi sao này có màu vàng kỳ lạ, nhiệt độ trung bình và không có hydro ở lớp ngoài.

“Nếu một ngôi sao phát nổ mà không có hydro, nó sẽ có màu xanh lam - thực sự, thực sự nóng. Gần như không thể có một ngôi sao lạnh đến mức này mà không có hydro ở lớp ngoài", ông Charles Kilpatrick, nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern ở Illinois, Mỹ, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News