Tại sao bệnh thường trở nặng về đêm?

Hầu hết những người mắc bị cảm lạnh, hen suyễn, đau đầu, ... thường chứng kiến các triệu chứng bệnh trở nặng vào ban đêm. Các chuyên gia đã nhận diện được thủ phạm gây ra tình trạng này.

Bệnh hen suyễn

Tại sao bệnh thường trở nặng về đêm?

Ho ban đêm là hiện tượng phổ biến ở những người mắc bệnh hen suyễn, khiến họ không thể ngủ ngon. Các bệnh nhân hen suyễn còn có xu hướng trải qua những triệu chứng nặng hơn vào ban đêm, kể cả thở khò khè.

Các chuyên gia nhận định, điều này có thể liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể (trong chu kỳ 24 giờ đồng hồ). Hàm lượng các hormone, chẳng hạn như hormone gây stress cortisol, thay đổi vào ban đêm, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Cụ thể là, sau nửa đêm, tỉ lệ hô hấp xuống đến mức thấp nhất, dẫn đến việc vận chuyển oxy vào máu và thải loại carbon dioxite ra khỏi cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong phòng ngủ cũng tràn ngập các kích thích tố phổ biến đối với bệnh hen suyễn, kể cả mạt nhà trong chăn ga, chiếu đệm, đồ chơi bằng bông, thảm và rèm cửa. Việc thông gió trong phòng ngủ cũng thường kém và bào tử nấm mốc sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường ấm cũng như ẩm ướt.

Tư thế nằm ngang cũng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Chẳng hạn như, ho khi nằm có thể do áp lực với cơ hoành (cơ phân chia vùng ngực với vùng bụng), đặc biệt nếu ai đó bị béo phì, trào ngược dạ dày hoặc bị chảy nước mũi, khiến dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng.

Cảm lạnh, zona thần kinh

Tại sao bệnh thường trở nặng về đêm?

Nhiều người nói rằng, các triệu chứng của bệnh nhiễm virus chẳng hạn như cảm lạnh hay zona thần kinh sẽ trở nên xấu đi vào ban đêm.

Trong trường hợp của bệnh zona, giáo sư John Oxford thuộc chuyên ngành virus học, Trường Queen Mary, Đại học London (Anh) cho biết, bệnh trở nặng vào ban đêm có thể do sự gia tăng nồng độ các chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh và các hormone liên quan đến việc cảm nhận cơn đau. Bệnh cạnh đó, mọi người thường có thể lo lắng hơn vào ban đêm, làm trầm trọng hơn cảm giác đau.

Đối với bệnh cảm lạnh, ông Oxford có cách lí giải rất đơn giản: "Lớp niêm mạc của đường hô hấp liên tục đưa các hạt nhỏ và dịch ra khỏi phổi, vào họng. Quá trình này trở nên kém hiệu quả hơn khi bạn nằm ngang, gây tắc nghẽn và ho".

Đau đầu

Tại sao bệnh thường trở nặng về đêm?

Một trong những dạng đau đầu gây khó chịu nhất - đau đầu từng chuỗi (cluster headaches) thường xảy ra vào lúc khoảng 2 giờ sáng, trong khi căn bệnh "anh em" của nó - chứng đau nửa đầu thường khiến mọi người tỉnh giấc vào ban đêm.

Theo tiến sĩ Andy Dowson, giám đốc khoa chữa bệnh đau đầu của Bệnh viện Đại học Nhà vua (Anh), những trận đau đầu như búa bổ có thể liên quan đến chu kỳ ngủ của chúng ta, khi mọi người chuyển giai đoạn từ ngủ sâu, động mắt nhanh (giai đoạn ngủ REM) tới gần như tỉnh thức.

Khu vực đáy não, hay còn gọi là gốc não, được cho là chịu trách nhiệm điều phối chu kỳ ngủ và cũng có ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu. "Trong các thử nghiệm, chúng tôi phát hiện, giai đoạn đầu tiên của chứng đau nửa đầu khởi phát ở vùng dưới đồi thuộc khu vực gốc não", ông Dowson nói.

Các chuyên gia đã chỉ ra một số kích thích tố phổ biến của chứng đau đầu, bao gồm việc bỏ bữa, các loại thực phẩm nhất định hay ánh sáng chói hoặc lập lòe. Một số yếu tố khác như sự thay đổi thời tiết có thể dẫn đến việc khởi phát chứng đau đầu, nhưng không thể phòng tránh được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News