Tại sao chạm tay lên mặt là cách dễ nhất để tự biến mình thành nạn nhân của virus?

Thời gian gần đây, trước thực trạng COVID-19 đang làm dấy lên nỗi lo về một đại dịch tồi tệ trên quy mô toàn cầu, chúng ta thường được nhắc đi nhắc lại về việc phải rửa tay thường xuyên và không nên đưa tay lên mặt. Vậy lý do nào khiến thói quen tưởng chừng như vô hại này lại trở thành con đường lây lan ưa thích của virus?

Đó là bởi khuôn mặt của con người, theo nghĩa đen, chứa đầy những “lỗ hổng nguy hiểm” có thể mở đường cho virus xâm nhập vào cơ thể. "Ngoáy mũi, dụi mắt, đưa tay lên môi, miệng… theo cách nào đó, chúng ta thường xuyên đưa tay lên mặt nhiều lần trong ngày và đây thực sự là một thói quen khó bỏ”, Nancy C. Elder, giáo sư y khoa gia đình tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, Hoa Kỳ, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times.


Đưa tay lên mũi, miệng và mắt là những con đường tốt nhất để virus xâm nhập vào cơ thể vật chủ.

Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa cứ đưa tay lên mắt, mũi, miệng là bạn sẽ nhiễm COVID-19, bởi điều này còn phụ thuộc vào việc tay bạn đã từng chạm vào đâu. Virus Corona chủng mới có thể tồn tại trong những giọt chất tiết li ti bắn ra từ người bệnh, bám trên các bề mặt công cộng như tay nắm cửa, lan can của thang cuốn hay nút bấm trong thang máy… Nếu bạn chạm tay vào những bề mặt có dính các hạt chất lỏng chứa COVID-19 và vô tình đưa tay vào các khu vực nêu trên - xin chia buồn, kịch bản xấu nhất đã xảy ra. Vấn đề ở chỗ chúng ta không thể biết được những bề mặt công cộng kia có virus hay không, do đó bên cạnh việc khử trùng tay thường xuyên, ngừng hẳn thói quen đưa tay lên mặt là yếu tố đóng vai trò then chốt.

Với những chủng virus như Corona, mũi, miệng và mắt là những con đường tốt nhất để chúng xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Nguyên nhân nằm ở lớp dịch nhầy có mặt tại các khu vực này.

Chất nhầy này bao gồm chủ yếu là nước, cùng với một chút chất béo, muối và tế bào miễn dịch, trên thực tế nó một hàng rào bảo vệ thuộc hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp ngăn chừa các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus: “Hợp chất này tạo thành một mạng lưới bám dính mạnh mẽ, giống như một cái bẫy keo khiến vi khuẩn cố gắng xâm nhập bị mắc kẹt, ngăn chúng di chuyển sâu hơn vào cơ thể. Sau đó, các kháng thể, tế bào miễn dịch, protein kháng khuẩn và virus lây nhiễm trong chất nhầy có thể tiêu diệt mầm bệnh hoặc phân lập chúng để ngăn chặn sự tích tụ".

Tuy nhiên nếu virus/vi khuẩn tấn công với số lượng quá đông đảo, chúng vẫn có thể vượt qua lớp chất nhầy bảo vệ này và xâm nhập thẳng vào khu vực nội tạng, nơi chúng bắt đầu bộc lộ đầy đủ sự nguy hiểm. Không chỉ COVID-19, hầu hết các loại virus lây truyền qua đường hô hấp như cúm và các loại vi trùng gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế tương tự như vậy.

Suy cho cùng, rõ ràng việc ngừng đưa tay lên mắt, mũi, miệng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều rất cần thiết, nhưng công bằng mà nói, đây thực sự là thói quen khó bỏ và muốn bỏ được sẽ cần rất nhiều thời gian. (Có lẽ nhiều người cũng đã vô tình đưa tay lên miệng hoặc dụi mắt khi đọc bài viết này).

Một số mẹo giúp tránh chạm tay lên mặt

1. Thay đổi suy nghĩ của bạn

Bạn có thể thay đổi thói quen khi bạn cho phép suy nghĩ của mình trở nên linh hoạt hơn, Chapman nói.

Vì vậy, thay vì suy nghĩ "Đừng chạm tay lên mặt", hãy nói với bản thân mình rằng "Hôm nay mình cần chú ý chạm tay lên mặt nhiều hơn". Bạn có thể đặt lời nhắc nhở đó trên điện thoại của mình sau mỗi vài giờ.

Nếu bạn làm điều đó một cách nhất quán, não bộ sẽ được lập trình để làm nổi bật suy nghĩ đó. Nhờ vậy, bạn sẽ có ý thức hơn khi không làm điều đó.

Nếu bạn có sơ ý chạm tay lên mặt thì hãy lấy đó làm lý do để rửa tay sạch sẽ.

2. Đánh lạc hướng bản thân


Bạn có thể dùng con quay fidget spinner khi rảnh tay.

Cách rõ ràng nhất để hạn chế việc chạm vào khuôn mặt được Chapman gọi là "kỹ thuật đánh lạc hướng", như là cầm lấy một vật trang sức khi có ý định chạm vào mặt. Ví dụ, bạn hãy để con quay fidget spinner, một món đồ chơi nhỏ hay quả bóng thư giãn (stress ball) trên bàn để chơi khi bạn căng thẳng hoặc khi rảnh tay.

Các nghiên cứu khác về hành vi lặp đi lặp lại tập trung vào cơ thể gợi ý rằng chỉ cần nắm chặt bàn tay hoặc ngồi lên tay trong một phút có thể giúp bạn chống lại sự thôi thúc.

3. Sử dụng phụ kiện một cách chiến lược

Một số người có mái tóc dài có thể sẽ có xu hướng chạm tay vào mặt để gạt tóc ra. Vì thế Chapman đề nghị bạn nên búi tóc lên để tránh hành động đó.


Đeo mắt kính cũng trở nên hữu ích để ngăn cản bạn chạm vào mắt của mình.

Cho đến khi chúng ta có thể thực sự loại bỏ được thói quen này, lời khuyên duy nhất là: Rửa tay, rửa tay, và rửa tay - đặc biệt là khi bạn vừa đi đến một địa điểm công cộng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Đăng ngày: 22/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News