Tại sao hàng trăm con ngỗng tuyết bỗng "rụng như sung" khi đi qua khu vực tử thần này?

Một đàn ngỗng tuyết (Tên khoa học: Chen caerulescens) đang di cư qua khu vực bang Arkansas, Mỹ thì bất ngờ bị rơi "rụng như sung" sau những tiếng nổ lớn. Thì ra đàn ngỗng đã đi vào khu vực phục kích của các thợ săn.

Kết quả là có tới 473 con ngỗng bị bắn hạ sau 1 ngày, xác lập một kỷ lục chưa từng có trước đây, vậy tại sao những con ngỗng này lại bị tiêu diệt nhiều như vậy?

Ngỗng tuyết nói riêng hay nhiều loài thủy cầm khác nói chung đều có tập tính di trú đến miền đất ấm hơn vào mùa đông, chúng bay thành đàn lớn rợp cả bầu trời. Những cuộc di cư lớn này cũng là thời điểm đi săn thích hợp nhất.

Việc săn thủy cầm hay săn chim là một hoạt động khá phổ biển ở các nước phương Tây, các thợ săn thường mang theo những con chó săn (chó chỉ điểm, chó lội, chó tha mồi), ngỗng giả... để hỗ trợ cho các cuộc săn của mình.

Tại Mỹ, các thợ săn đều phải có giấy phép do Cục Hoang dã và Cá Mỹ kèm theo giấy phép săn bắt phù hợp ở bang đó. Họ sẽ ăn mặc trang phục như lính thủy đánh bộ, áo quần rằn ri, giầy ủng liền quần kéo cao quá ngực, áo mấy lớp và chỉ mang theo đồ ăn đơn giản khi đi săn.


Thợ săn mai phục cạnh ngỗng giả. (Ảnh: Harpole's Heartland Lodge).

Việc đi săn cũng có nhiều quy định như mỗi lần chỉ được phép mang vào khu vực săn quy định đúng 25 viên, hết phải ra lấy mà nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, luật bắn quy định trong định mức cho phép chỉ được phép săn một số lượng con cái nhất định nhằm duy trì sự sinh sản phát triển bền vững.

Những người đi săn chỉ xem việc đi săn là một thú vui tiêu khiển, một môn thể thao để tranh tài với nhau. Tuy vậy đôi khi họ còn được phép săn với số lượng lớn vì các loài thủy cầm phát triển mạnh mẽ gây ô nhiễm sông, hồ và các nguồn nước, chiếm chỗ làm tổ của chim bản địa...


Những con ngỗng thật bị tiêu diệt bên cạnh những con ngỗng giả dùng để làm mồi nhử. (Ảnh: Huntupnorth.com)

Thậm chí ngỗng trời hay các loài thủy cầm còn đe dọa tới sự an toàn của các máy bay khiến các nhà chức trách đau đầu. Các nhà chức trách Mỹ đã từng ra lệnh tiêu diệt gần 1.700 con ngỗng trời Canada xuất hiện ở gần các sân bay thuộc thành phố New York.

Nhiều nước như Pháp, New Zealand... cũng xem ngỗng trời như một "đại nạn" và cho phép tiêu diệt loài thủy cầm này với số lượng lớn. Đó chính là lý do những cuộc đi săn ngỗng hay vịt trời có thể khiến hàng trăm con ngỗng (vịt trời) phải bỏ mạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News