Tại sao khi mắc Covid-19 thì giảm oxy trong máu?

Nguyên nhân giảm mạnh lượng oxy trong máu của bệnh nhân Covid-19 có thể là do nhiễm SARS-CoV-2 với các thụ thể hóa học, chịu trách nhiệm đánh giá áp suất riêng phần oxy trong máu.

Giả thuyết này được các nhà khoa học Tây Ban Nha đưa ra trong một kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Function.

Tại sao khi mắc Covid-19 thì giảm oxy trong máu?
Bệnh nhân viêm phổi nặng do Covid-19 đã giảm mạnh oxy trong máu động mạch.

Nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng do Covid-19 đã giảm mạnh oxy máu, ghi nhận giảm rõ rệt lượng oxy trong máu động mạch. Nhưng đồng thời, bệnh nhân không bị khó thở hoặc thở dồn, là những hiện tượng vốn luôn đi kèm với tình trạng giảm oxy máu do viêm phổi cấp.

Những người bị giảm oxy máu nói chung thường thông báo về cảm giác khó thở và thở nhanh dồn dập, làm tăng mức tiêu thụ oxy của cơ thể. Cơ chế phản xạ này được kích hoạt bởi các tiểu thể động mạch cảnh - các cơ quan nhỏ nằm ở hai bên cổ, cạnh động mạch cảnh. Khi phát hiện thấy sự sụt giảm oxy trong máu, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não để kích thích trung tâm hô hấp.

Ở những bệnh nhân có đặc điểm "giảm oxy máu thầm lặng" của Covid-19, cơ chế bảo vệ nói trên không hoạt động. Hệ quả là người bệnh có thể bị mất cân bằng oxy đột ngột, khi đến độ kịch tính dễ dẫn đến tử vong.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Y sinh học Seville, Bệnh viện Đại học tổng hợp Virgen del Rocío y Macarena ở Seville, Trung tâm Nghiên cứu Mạng lưới về Bệnh thoái hóa thần kinh ở Madrid và Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Tây Ban Nha đã nêu giả thiết rằng "tình trạng giảm oxy máu thầm lặng" trong bệnh nhân Covid-19 có thể là do virus SARS-CoV-2 thâm nhập cơ quan động mạch cảnh, làm nó ngưng hoạt động bình thường.

"Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 có biểu hiện lâm sàng không điển hình và thậm chí khó hiểu: họ bị giảm oxy máu nghiêm trọng với mức thậm chí cột thủy ngân đo oxy huyết áp tụt xuống dưới 50 mm mà không kèm theo những dấu hiệu rõ ràng như khó thở hoặc tăng nhịp thở dồn đáng kể. Trong những điều kiện này có thể xảy ra mất cân bằng và hậu quả là tình trạng lâm sàng xấu đi rất nhanh", các tác giả của bài nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao chất lượng không khí Hà Nội những ngày qua chạm ngưỡng rất xấu?

Vì sao chất lượng không khí Hà Nội những ngày qua chạm ngưỡng rất xấu?

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lý giải nguyên nhân chất lượng không khí Hà Nội những ngày qua chạm ngưỡng rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Đăng ngày: 06/01/2021
Tại sao các máy bay dân dụng hiếm khi bay qua dãy Himalaya?

Tại sao các máy bay dân dụng hiếm khi bay qua dãy Himalaya?

Mỗi ngày có hàng nghìn chuyến bay được diễn ra trên khắp thế giới, thế nhưng rất hiếm khi các máy bay dân dụng lại bay qua dãy Himalaya.

Đăng ngày: 06/01/2021
Tại sao bạn thường cảm thấy đau chân vào mùa đông?

Tại sao bạn thường cảm thấy đau chân vào mùa đông?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau chân vào mùa đông, trong đó bao gồm cả những bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 04/01/2021
Phát hiện nguyên nhân

Phát hiện nguyên nhân "tại sao căng thẳng lại khiến tóc bạc"

Các nhà khoa học cho biết họ có thể đã khám phá ra lý do tại sao căng thẳng khiến tóc chuyển sang màu trắng và có một cách tiềm năng để ngăn chặn điều này xảy ra mà không cần đến thuốc nhuộm.

Đăng ngày: 02/01/2021
Tại sao con trai lại vỡ giọng khi dậy thì?

Tại sao con trai lại vỡ giọng khi dậy thì?

Tuổi dậy thì vốn đi kèm với những khoảnh khắc đáng xấu hổ không thể tránh khỏi, nhưng những bé trai còn phải đối mặt với một dấu hiệu rất rõ rệt cho thấy cơ thể mình đang thay đổi: vỡ giọng.

Đăng ngày: 31/12/2020
Tại sao chim không rơi khỏi cành cây khi ngủ?

Tại sao chim không rơi khỏi cành cây khi ngủ?

Đôi khi những sự việc tưởng chừng đơn giản nhất lại khó giải thích nhất. Cách những con chim giữ thăng bằng cơ thể khi ngủ trên cây là một trong những bí ẩn như vậy

Đăng ngày: 29/12/2020
Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông?

Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông?

Da khô thiếu nước, thiếu độ ẩm dễ bị kích ứng hoặc phát ban khi thời tiết lạnh, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da, hen suyễn...

Đăng ngày: 25/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News