Tại sao lông mọc trên đầu nhiều hơn các bộ phận khác của cơ thể?

Gần như mọi động vật có vú đều có lông dài bao phủ khắp cơ thể nhưng con người hầu như không có và chỉ sở hữu phần tóc mọc trên đầu chúng ta. Vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Trước tiên, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được tại sao động vật có vú mọc lông ngay từ khi sinh ra. Mark Pagel, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Reading, Vương quốc Anh cho rằng lông là thứ giữ ấm cho động vật khi trời lạnh vào ban đêm và bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời ban ngày.

Tổ tiên loài người mất hầu hết lông trên cơ thể vì họ có khả năng bảo vệ bản thân bằng lửa, chỗ ở và quần áo. Theo các nhà khoa học, không có lông có thể khiến con người mất một số lợi thế tiến hóa. Vì vậy, việc con người mất hầu hết phần lông trên cơ thể được giải thích bằng 3 giả thuyết dưới đây.

Đầu tiên, một lớp lông dày có thể có khiến con người thời cổ đại bị nóng nực với ánh nắng chói chang vào buổi trưa. Pagel nói: "Nếu đang mặc một chiếc áo khoác lông to lớn giữa châu Phi vào mùa hè, con người sẽ cảm thấy quá nóng bức. Sẽ thật tuyệt nếu có thể cởi bỏ chiếc áo khoác lông to lớn đó ra khỏi cơ thể. Đó là cách con người đã làm với bộ lông của mình".


Phần lông trên đầu (tóc) móc nhiều hơn ở các bộ phận khác.

Hơn thế nữa, con người khi tuyến hóa đã phát triển hệ thống mồ hôi nhiều hơn họ hàng của chúng ta là các loài linh trưởng khác. Yana Kamberov, một chuyên gia về di truyền học tại Đại học Pennsylvania cho biết: 'Nếu chúng ta để lông dài trên cơ thể, nó sẽ bị ướt đẫm bởi mồ hôi, khiến mồ hôi khó bay hơi và cơ thể khó hạ nhiệt'.

Tuy nhiên, giả thuyết này không giải thích được một số khía cạnh về kiểu lông trên cơ thể con người, chẳng hạn như tại sao đàn ông lại có xu hướng mọc lông trên cơ thể rậm hơn phụ nữ. Đồng thời, nó cũng không giải thích được vì sao phần lông trên đầu (tóc) lại móc nhiều hơn ở các bộ phận khác.

Giả thuyết thứ 2 về vấn đề này cho rằng con người cổ đại đã sống ở môi trường nước trong thời gian dài. Phần lông quá dài khiến tổ tiên chúng ta rất khó bơi và vì thế chúng rụng dần. Tuy nhiên, giải thuyết này lại gặp phải vấn đề là không có bằng chứng nào cho thấy con người đã dành một khoảng thời gian dài dưới nước trong quá trình tiến hóa. Đồng thời, nó cũng không giải thích được việc tại sao con người không tiến hóa để lông mọc lại trên cơ thể khi từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.

Pagel đưa ra một giả thuyết thứ 3, được gọi là thuyết ngoại ký sinh trong nghiên cứu vào năm 2003 được công bố trên tại chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. Giả thuyết này cho rằng ngoại ký sinh là ký sinh trùng sống bên ngoài cơ thể vật chủ. Chúng gồm rận, ve, bọt chét và là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật. Các ký sinh trùng có thể ít bị thu hút bởi vùng da không có lông. Đồng thời, con người cũng có thể dễ dàng loại bỏ chúng nếu có ít lông trên cơ thể. Chính vì vậy, có ít lông hơn tương đương với việc có ít ký sinh trùng hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn.


Ít lông hơn tương đương với việc có ít ký sinh trùng hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn. (Ảnh minh họa).

Vậy nhưng, nếu giả thuyết kể trên đúng thì tại sao tóc vẫn mọc trên đầu của chúng ta. Pagel cho rằng con người là động vật hai chân, đi thẳng và đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Khi sống ở gần xích đạo, ánh nắng mặt trời có thể rất độc hại và con người có thể đã mọc tóc để tránh việc quá nắng nóng. Pagel nói: "Phần tóc trên đầu như một chiếc mũ có sẵn với con người".

Ngoài ra, phần tóc trên đầu cũng giúp giữ nhiệt vào ban đêm. Pagel cho biết: "Bộ não của chúng ta tương đối nhỏ so với phần còn lại của cơ thể nhưng lại hoạt động mạnh mẽ về mặt trao đổi chất. Việc mọc tóc trên đầu sẽ giúp bảo vệ quá trình này".

Con người từ xa xưa đã rất coi trọng phần tóc và đã tạo kiểu cho chúng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những người bản địa (thổ dân) còn sống đến ngày nay và chưa tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Họ phát hiện ra, những người này cũng tạo kiểu tóc. Điều này cho thấy tổ tiên của chúng ta đã biết tạo kiểu tóc cho riêng mình. Pagel cho rằng việc chăm sóc tóc giúp tổ tiên của chúng ta thu hút đối tượng khác giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tại sao người này bị muỗi cắn nhiều hơn người kia?

Tại sao người này bị muỗi cắn nhiều hơn người kia?

Rất nhiều người đã phàn nàn cùng ngồi trong đám đông nhưng họ thường xuyên bị muỗi đốt trong khi những người khác thậm chí chẳng biết có muỗi vo ve bên cạnh.

Đăng ngày: 25/06/2025
Vì sao nhà khoa học thường dùng chuột làm thí nghiệm?

Vì sao nhà khoa học thường dùng chuột làm thí nghiệm?

Chuột bạch được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhưng trên thực tế đây là một sự lựa chọn ngẫu nhiên hay có yếu tố nào gì đặc biệt ở chúng?

Đăng ngày: 24/06/2025
Vì sao con người sợ bóng tối?

Vì sao con người sợ bóng tối?

Bạn có thói quen khi đi ngủ phải để đèn sáng không? Hay thường xuyên bị mất ngủ do bị ám ảnh, sợ hãi bởi bóng đêm?

Đăng ngày: 23/06/2025
Tại sao điều hòa không đủ mát khi trời nóng gay gắt?

Tại sao điều hòa không đủ mát khi trời nóng gay gắt?

Trong hoàn cảnh nắng nóng gay gắt, giải pháp của nhiều người là không đi ra ngoài vào giờ nắng cao điểm và ở trong phòng sử dụng điều hòa nhiệt độ để “tránh nóng”.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News