Tại sao thủy ngân được dùng để khai thác vàng?

Khả năng liên kết với vàng biến thủy ngân thành công cụ hữu ích trong khai thác mỏ, nhưng phương pháp này cũng đi kèm nhiều rủi ro.

Thủy ngân được sử dụng để khai thác kim loại quý như vàng và bạc từ năm 750 trước Công nguyên. Dù kỹ thuật có nhiều biến thể trong các thời kỳ khác nhau trên thế giới, việc sử dụng quá trình hỗn hống (hợp kim của thuỷ ngân với kim loại khác) trong lịch sử có nhiều điểm tương đồng với quá trình ngày nay, theo IFL Science.

Tại sao thủy ngân được dùng để khai thác vàng?
Thủy ngân là kim loại duy nhất có dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. (Ảnh: MarcelClemens)

Nhưng chính xác kim loại lỏng như thủy ngân có thể được sử dụng để tách những mẩu vụn vàng từ đá bằng cách nào? Quá trình thường được thực hiện với đá chứa vàng, trong đó mẩu vụn vàng mịn đến mức các phương pháp tách khác kém hiệu quả hơn. Thủy ngân lỏng được hòa lẫn với đá và hòa tan mẩu vụn vàng, để lại khối đá và tạo ra hợp kim vàng - thủy ngân gọi là hỗn hống vàng.

Tiếp theo, hỗn hống vàng thô sơ cần được tách riêng khỏi thủy ngân không phản ứng. Điều này có thể tiến hành bằng cách đổ chất lỏng qua vật liệu xốp rỗng như da sơn dương làm từ da của loài dê núi mang tên chamois (Rupicapra rupicapra). Loại da này rất thông dụng do độ xốp rỗng, dẻo dai và bề mặt trơn nhẵn. Chất lỏng sau khi lọc là dạng tinh khiết của hỗn hống vàng. Để biến hỗn hống thành vàng nguyên chất, hỗn hợp được nung tới hơn 356,7 độ C. Ở nhiệt độ đó, thủy ngân chuyển thành dạng khí, để lại vàng vốn có điểm sôi cao hơn nhiều là 2.836 độ C.

Tuy nhiên, phương pháp tách trên sản sinh một dạng cực kỳ độc hại của thủy ngân bay hơi, có thể làm tổn thương hệ hô hấp, dạ dày - ruột và thần kinh trung ương. Những triệu chứng khi hít phải hơi thủy ngân bao gồm khó thở, nôn mửa, đau đầu. Vì lý do này, hiện nay, thủy ngân ít được sử dụng như một phương pháp công nghiệp để tách vàng hơn.

Dù quá trình không còn được dùng ở quy mô công nghiệp, thủy ngân vẫn phổ biến trong khai thác vàng thủ công và quy mô nhỏ, nhưng những tác động có hại của nó không giảm bớt. Theo một bài báo năm 2018, hoạt động trên hiện nay là nguồn ô nhiễm thủy ngân lớn nhất trên Trái đất với hơn 1.000 tấn thủy ngân bay hơi giải phóng hàng năm.

Ngoài ra, các khu vực vẫn áp dụng phương pháp tách như vậy bao gồm nhiều cộng đồng nghèo khổ và bị bóc lột. Khoảng 10 - 19 triệu người sử dụng thủy ngân để đào vàng ở hơn 70 nước. Thủy ngân bay hơi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thợ mỏ mà cả hệ sinh thái thông qua ô nhiễm nguồn nước, đất, động vật hoang dã và thức ăn.

Tuy nhiên, có một số những biện pháp để giảm lượng thủy ngân bay hơi. Nỗ lực lắp cảm biến thủy ngân di động chi phí thấp góp phần hạ thấp nguy cơ tiếp xúc cho thợ mỏ. Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, môi trường, giới chức y tế cộng đồng, kỹ thuật khai thác mỏ chi phí rẻ, không dùng thủy ngân và dễ tăng quy mô đang được giới thiệu, cùng với biện pháp ngăn thủy ngân ảnh hưởng tới cá và hoa màu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao không có loài săn mồi nào ăn thịt linh cẩu đốm?

Tại sao không có loài săn mồi nào ăn thịt linh cẩu đốm?

Linh cẩu là một loài thường sống thành đàn lớn, giúp chúng có khả năng tự vệ tốt hơn. Chúng rất hung dữ và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ thức ăn và lãnh thổ.

Đăng ngày: 04/10/2024
Tại sao không có ong chúa đực?

Tại sao không có ong chúa đực?

Ong đực thường mất mạng sau khi giao phối với ong chúa cái, nhưng dù còn sống, nó cũng không thể trở thành một " ông chúa".

Đăng ngày: 04/10/2024
Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng kiến là sinh vật tiến hóa hoàn hảo nhất trên Trái đất?

Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng kiến là sinh vật tiến hóa hoàn hảo nhất trên Trái đất?

Một nghiên cứu gần đây từ các nhà khoa học đã tiết lộ những điều đáng ngạc nhiên về loài kiến.

Đăng ngày: 03/10/2024
Vì sao bệnh tăng huyết áp trẻ hóa?

Vì sao bệnh tăng huyết áp trẻ hóa?

Bên cạnh yếu tố di truyền, lối sống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp ở nhiều người trẻ hiện nay.

Đăng ngày: 03/10/2024
Vì sao Italy và Thụy Sĩ phải vẽ lại đường biên giới?

Vì sao Italy và Thụy Sĩ phải vẽ lại đường biên giới?

Một phần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ sẽ được vẽ lại do các sông băng đánh dấu ranh giới hai quốc gia tan chảy.

Đăng ngày: 02/10/2024
Liệu cá chép có thể sống 10 năm trong bể nước mà không cần cho ăn?

Liệu cá chép có thể sống 10 năm trong bể nước mà không cần cho ăn?

Khả năng sống sót mạnh mẽ của cá chép không chỉ khiến ta bất ngờ mà còn gợi mở nhiều điều về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh.

Đăng ngày: 02/10/2024
Vì sao người xưa thường dùng gỗ mít làm tượng thờ?

Vì sao người xưa thường dùng gỗ mít làm tượng thờ?

Gỗ mít không chỉ bền chắc, dễ chạm trổ mà còn mang nhiều giá trị tâm linh và ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, đồng thời phổ biến và dễ kiếm ở Việt Nam.

Đăng ngày: 01/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News