Tại sao tiền xu thường có khía xung quanh?

Nhiều quốc gia hiện nay vẫn sử dụng tiền xu, Việt Nam đã ngừng sản xuất và lưu thông tiền xu do mệnh giá nhỏ và khó cất giữ. Các bạn có để ý, có những loại xu xung quanh trơn nhẵn, nhưng cũng có những đồng xu có khía xung quanh. Lịch sử của nó khá thú vị đấy!

Vào đầu những năm 1700, ở Hoa Kỳ, tiền xu chưa hề có khía mà xung quanh trơn nhẵn. Thời đó, những đồng tiền mệnh giá lớn như 10, 5 và 2.5 usd được làm bằng vàng với giá trị tương đương; những đồng tiền có mệnh giá nhỏ hơn như 1, ½, ¼ usd cũng được làm bằng bạc với giá trị tương đương. Nhiều người đã tìm cách gian lận, họ mài bớt xung quanh các đồng xu để thu được chút bụi vàng bạc dư ra, sau đó gom lại và bán.


Nhiều người mài bớt xung quanh các đồng xu để thu được chút bụi vàng bạc dư ra.

Điều này làm giảm giá trị của đồng xu, ví dụ đồng 10 usd, sau khi bị mài bớt, giá trị có khi chỉ còn 9.5 usd. Nhưng nếu cầm đi tiêu, đồng xu bị mài mòn một chút này rất khó bị phát hiện, vẫn tiêu được như bình thường. Lượng vàng bạc mà họ thu được từ một đồng xu tuy không nhiều, nhưng nếu làm với số lượng lớn xu thì sẽ thu được lợi nhuận đáng kể.

Một đồng xu 10 dollar bằng vàng bị mài.

Để tránh tình trạng này tiếp diễn, chính phủ Hoa Kỳ đã đúc các đồng tiền xu có khía xung quanh. Đồng tiền này khó bị làm giả hơn, do sản xuất thủ công sẽ mất rất nhiều công để làm các khía xung quanh đồng tiền. Hơn nữa, đồng xu loại này, nếu bị mài đi, sẽ rất dễ bị phát hiện hơn so với loại xu trơn trước đây.


Tiền xu hiện nay, nhiều loại vẫn có khía xung quanh.

Ngày nay, tiền xu làm bằng kim loại quý đã không còn được sản xuất. Tiền xu hiện nay thường làm bằng hợp kim đồng, kẽm, niken… Nhưng nhiều loại xu vẫn có khía xung quanh do truyền thống từ xưa. Ngoài ra, chính phủ vẫn giữ những loại máy đúc tiền cũ nên đồng xu sản xuất vẫn có khía. Thêm một lợi điểm nữa đó là, những người khiếm thị có thể dễ dàng hơn trong việc phân biệt các loại xu khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News