Tầm quan trọng của vitamin B6 đối với sức khỏe

Thiếu vitamin B6 khiến cơ thể bị suy giảm miễn dịch, thiếu máu, trí nhớ kém...

Vitamin B6 ( pyridoxine) là gì?

Vitamin B6, còn gọi là pyridoxine, là một trong những vitamin có trong họ vitamin B phức tạp (Vitamin B-complex). Tất cả các vitamin B, bao gồm vitamin B6, đóng một vai trò thiết yếu trong một loạt các chức năng thể chất và tâm lý. Chúng giúp duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, trao đổi chất, tăng cường năng lượng cũng như tốt cho da, tóc, móng của bạn.

Vitamin B6 gồm một số dẫn xuất, bao gồm pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Các hợp chất này đều liên quan đến nhiều chức năng sinh học của thần kinh, tuần hoàn, thể chất. Do đó, khi bạn thiếu vitamin B6 bạn sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu, lo âu, trầm cảm.

Vitamin B6 có thể tham gia vào quá trình chuyển hóa và biến đổi các axit amin, sau đó được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Nếu cơ thể thiếu vitamin B6, một số thay đổi rõ ràng có thể xuất hiện trong máu, cơ, dây thần kinh hoặc da bạn. Vitamin B6 có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt, cá hồi, gan, trứng, các loại hạt... hoặc dưới dạng thuốc bổ sung.

Tác dụng của vitamin B6 với cơ thể

1. Nuôi dưỡng thần kinh

Vitamin B6 còn gọi là pyridoxine, tồn tại trong cơ thể con người chủ yếu ở dạng phốt phát. Đây là một loại vitamin tan trong nước, có lợi trong nuôi dưỡng thần kinh. Nguyên nhân do vitamin B6 có thể hình thành chất dẫn truyền thần kinh của con người, tăng cường chức năng của hệ thần kinh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của dây thần kinh sọ não. B6 có tác dụng nhất định trong việc giảm chứng mất ngủ hoặc viêm dây thần kinh ngoại vi.

2. Duy trì cân bằng trao đổi chất

Vitamin B6 có thể tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm chuyển hóa chất đạm và chất béo. Nếu cơ thể thiếu loại vitamin này, các chất chuyển hóa chất béo và chất đạm không được phân hủy hoàn toàn, dễ tích tụ trong cơ thể gây mất cân bằng trao đổi chất.

3. Ngăn ngừa rụng tóc

Vitamin B6 ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Nhiều người bị rụng tóc có thể do thiếu hụt vitamin B6. Vì vậy, trong trường hợp rụng tóc nhiều, cần bổ sung kịp thời lượng vitamin B6 cho cơ thể.

4. Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu mới nhất cho thấy vitamin B6 sau khi vào cơ thể có thể trở thành coenzym, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein. Nếu thiếu vitamin B6 sẽ gây tổn thương tế bào, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó gây ung thư.

Tầm
Vitamin B6 có thể được tìm thấy trong thực phẩm hằng ngày.

Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu vitamin B6?

1. Khả năng miễn dịch suy yếu, dễ bị cảm lạnh

Thiếu vitamin B6 ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Khi các bệnh như nhiễm trùng, viêm nhiễm xảy ra, lượng vitamin trong cơ thể tiếp tục bị tiêu hao. Vì vậy, nếu không điều chỉnh tích cực, tình trạng thiếu hụt vitamin B6 và khả năng miễn dịch suy yếu sẽ thành một vòng luẩn quẩn.

2. Trí nhớ kém

Theo thời gian, người cao tuổi sẽ gặp phải tình trạng trí nhớ kém, thậm chí tâm trạng chán nản. Điều này thực chất do cơ thể bị thiếu hụt vitamin B6. Theo nghiên cứu y học mới nhất, vitamin B6 có thể tăng cường sức khỏe cho hệ thống thần kinh trung ương và cải thiện trí nhớ của con người. Do đó, theo quan điểm này, người cao tuổi nên chú ý bổ sung nhiều vitamin B6 hơn trong cuộc sống hàng ngày để ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ.

3. Thiếu máu

Trong các loại vitamin tổng hợp, thiếu B6 và B12 có thể gây thiếu máu. Khi cơ thể thiếu vitamin B6, cấu tạo của huyết sắc tố bị ảnh hưởng, xác suất thiếu máu tăng cao. Người bị thiếu máu nhìn chung có các biểu hiện như mệt mỏi, uể oải, suy nhược.

4. Chân tay ngứa râm ran

Thiếu vitamin B6 thông thường gây các hiện tượng như nóng ran và ngứa ran ở tay, chân. Ngoài ra, con người có thể trở nên vụng về, mất cân bằng và khó đi lại nếu không có đủ lượng vitamin này trong cơ thể.

5. Ảnh hưởng làn da

Thiếu vitamin B6 khiến làn da dễ bị mẩn ngứa, ngoài ra còn gây nứt nẻ môi, loét khóe miệng và viêm lưỡi. Do vitamin B6 có mối quan hệ lớn với thành phần trao đổi chất của da, giúp hình thành collagen nên thiếu vitamin B6 ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của da. Điều này có thể dẫn đến viêm da tiết bã, phát ban đỏ, ngứa với bề ngoài bóng nhờn, bong tróc trên vùng da quanh mắt, mũi và miệng.

Các lưu ý khi bổ sung vitamin B6

1. Trước khi bổ sung vitamin B6 hay bất kỳ lọai thuốc nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để xem loại thuốc này sau khi dùng có thể xảy ra phản ứng gây hại gì. Vitamin B6 là một loại vitamin tương đối an toàn, thường không gây phản ứng lớn nếu uống theo hướng dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu lượng dùng hàng ngày quá nhiều, uống liên tục trong một tháng, cơ thể sẽ bị phụ thuộc thuốc.

2. Phụ nữ mang thai dùng vitamin B6 có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén ở mức độ nhất định, giúp sản xuất protein cho các tế bào mới, tăng cường hệ thống miễn dịch và hình thành các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều sẽ dễ dẫn đến giảm nồng độ estrogen và gây ra tác dụng phụ. Vì thế, cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

3. Vitamin B6 thường được dùng phối hợp với vitamin B12, axit folic... để nâng cao tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cần lưu ý rằng vitamin B6 không thể thay thế các loại thuốc điều trị thông thường, và phải được kết hợp với nhiều loại thuốc để phát huy hiệu quả.

4. Không nên dùng vitamin B6 quá ba tuần để tránh xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng. Nếu bị mất ngủ hoặc gặp tình trạng sức khỏe khác phải bổ sung vitamin B6, cần tuân thủ lời khuyên của thầy thuốc. Nên uống theo giai đoạn và đúng liều lượng, nếu không bệnh tình không những chẳng thuyên giảm còn gặp nhiều tác hại khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhện chuối cực độc trở thành cứu cánh cho nam giới mắc bệnh

Nhện chuối cực độc trở thành cứu cánh cho nam giới mắc bệnh "khó nói"

Ba thập kỷ trước, các nhà khoa học Brazil đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng phụ kỳ lạ từ vết cắn của nhện chuối: Chất độc khiến nạn nhân bị chứng cương dương đau đớn và dai dẳng.

Đăng ngày: 02/10/2023
Loại rễ cây được ví như “anh em sinh đôi” với nhân sâm mà giá bằng 1/10

Loại rễ cây được ví như “anh em sinh đôi” với nhân sâm mà giá bằng 1/10

Theo một bác sĩ y học cổ truyền với 65 năm kinh nghiệm, loại rễ cây này còn có tác dụng bổ máu, chống lão hoá, phòng ngừa bệnh tật và kiểm soát huyết áp.

Đăng ngày: 02/10/2023
Phát hiện dấu ấn sinh học giúp theo dõi sự phục hồi bệnh nhân trầm cảm

Phát hiện dấu ấn sinh học giúp theo dõi sự phục hồi bệnh nhân trầm cảm

Các nhà nghiên cứu sử dụng các công cụ AI để phân tích dữ liệu não thu thập từ các bệnh nhân và quan sát thấy một dấu hiệu chung về hoạt động não bộ, tức " dấu ấn sinh học".

Đăng ngày: 01/10/2023
Loại quả là

Loại quả là "insulin tự nhiên" có giá rẻ bèo, hạ đường huyết nhanh chóng

Trước đây, loại quả này rất ít người để ý, bán đầy ngoài chợ với giá rẻ. Nhưng nhiều năm gần đây, chúng ngày càng được ưa chuộng hơn vì những lợi ích tuyệt vời mang lại.

Đăng ngày: 01/10/2023
Virus Nipah nguy hiểm thế nào?

Virus Nipah nguy hiểm thế nào?

Hệ số lây nhiễm của virus Nipah tương đối thấp, chỉ khoảng 0,33, song tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh lên đến 40-75%, thậm chí 90%.

Đăng ngày: 29/09/2023
Ăn mì tôm buổi sáng có gây hại?

Ăn mì tôm buổi sáng có gây hại?

Mì tôm là thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, chỉ khi lạm dụng hoặc ăn không đúng cách mới gây hại sức khỏe.

Đăng ngày: 29/09/2023
Tất cả điện thoại di động đều có mối đe dọa bức xạ

Tất cả điện thoại di động đều có mối đe dọa bức xạ

Cảnh báo từ Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Nga được đưa ra sau khi Pháp cấm bán iPhone 12 vì mức phát thải bức xạ điện từ cao.

Đăng ngày: 29/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News