Tạo ra chuột “đại lực sĩ”
Các nhà khoa học Thuỵ Sĩ vừa tạo ra một con chuột có những cơ bắp mạnh gấp 2 lần những con chuột thường bằng cách lấy đi một gene của nó.
Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Sinh lý học các hệ tích hợp (Laboratory of Integrative Systems Physiology) tại Lausane, Thuỵ Sĩ, họ đã hợp tác nghiên cứu với Trường ĐH Lausane và Viện Salk tại California, HoaKỳ đã tạo ra một sản phẩm thí nghiệm rất thú vị. Đó là một con chuột, đặt tên là “Chuột đại lực sĩ” (Mighty Mouse) như tên gọi của nhân vật chuột trong bộ phim hoạt hình nhiều tập, nhìn bề ngoài thì chẳng khác những con chuột thường gặp chút nào nhưng khoẻ hơn, nhanh hơn và có thể chạy một quãng đường dài gấp đôi đồng loại mà không hề có dầu hiệu mệt mỏi.
Trang Foxnews cho hay, để tạo ra các “siêu chuột” này, họ đã làm giảm chức năng của một gene ức chế tự nhiên của chúng - gọi là gene NCoR1 – mà họ cho rằng chịu trách nhiệm điều chỉnh sức chịu đựng của các cơ bắp.
Theo công bố của các tác giả đăng trên Tạp chí Cell, khi ở một động vật mà không có gene này, các mô của cơ bắp của nó sẽ phát triển một cách có hiệu quả hơn nhiều. Kết quả tương tự các tác giả cũng quan sát thấy ở những con giun.
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đề xuất nếu thực hiện trên người, họ có thể dùng kỹ thuật này để chữa cho những bệnh nhân bị thoái hoá cơ bắp liên quan đến tuổi tác hoặc do di truyền.
Nhà nghiên cứu Johan Auwerx nói: "Chúng tôi tin rằng có thể áp dụng kỹ thuật này để điều trị bệnh yếu cơ của người cao tuổi khiến họ đứng không vững, thường xuyên bị ngã, chân tay yếu đuối, phải tập luyện và điều trị rất kiên trì. Ngoài ra, chúng tôi nghĩ phương pháp còn có thể là cơ sở để triển khai cách điều trị bệnh loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy) do di truyền”.
Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cảnh báo là: Chắc chắn kết quả nghiên cứu của họ cũng hấp dẫn đối với những nhà thể thao. Nó có thể làm các vận động viên áp dụng như một thứ doping, làm tăng sức mạnh của cơ bắp nên có thể áp dụng để nâng cao các thành tích thể thao mà các phương tiện kiểm tra hiện nay bất lực.
“Điều quan trọng đối với các ủy ban chống doping trong những cuộc thi đấu là các vận động viên không được phép can thiệp vào gene một cách trái phép nhằm tạo ra các kỷ lục không trung thực”, ông Awerx nói thêm.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
