Tạo ra thịt chay như thịt thật để cứu Trái đất
Ngày càng nhiều người nhận thức được cái giá của một đĩa thịt trên bàn là một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng không chỉ đến không khí và nước mà còn cả thế hệ tương lai. Thịt chay được kỳ vọng là giải pháp thay thế.
Không giống những chiếc bánh mì kẹp thịt làm từ đậu hoặc ngũ cốc của những thập kỷ trước, loại "thịt chay" này - được biết đến nhiều nhất với các thương hiệu Impossible Burger và Beyond Meat - đang được bán nhiều cho những người ăn thịt truyền thống. Các nhà sản xuất cam kết tái tạo hương vị và kết cấu của thịt chay như thịt xay thật.
Burger dùng thịt chay của Công ty Beyond Meat - (Ảnh: AFP).
Nhà sinh hóa học Pat Brown của Đại học Stanford (Mỹ) đã thành lập Impossible Foods sau khi tự hỏi bản thân ông có thể làm gì để tạo ra sự khác biệt lớn nhất đối với môi trường. Và câu trả lời của ông là thay thế thịt.
Để làm được điều đó, Impossible Foods đã phân tách thịt thành các bộ phận cấu thành, sau đó tạo ra một sản phẩm tương tự từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật.
Các nhà sản xuất bắt đầu với protein thực vật, chủ yếu là đậu nành, khoai tây, yến mạch, hoặc các protein tương đương cho các loại khác.
Sau đó, họ cho thêm các thành phần được lựa chọn cẩn thận để mô phỏng hương vị thịt thật, hầu hết là dầu dừa để thay cho mỡ động vật, ngoài ra còn có chiết xuất nấm men hoặc các hương liệu khác.
Kỹ thuật viên nghiên cứu của Impossible Meat, Alexia Yue, đổ dung dịch heme vào một hỗn hợp có nguồn gốc thực vật để tạo ra loại thịt cho bánh mì kẹp - (Ảnh: REUTERS).
Ông William Aimutis, nhà hóa học protein thực phẩm tại Đại học bang North Carolina (Mỹ), cho biết tất cả điều này đòi hỏi quá trình xử lý khá nghiêm ngặt.
Ví dụ, đậu nành thường được xay thành bột, sau đó loại bỏ dầu. Các protein được phân lập và cô đặc, sau đó được thanh trùng và sấy phun để tạo ra protein tương đối tinh khiết.
Tuy nhiên mỗi bước đều tiêu tốn năng lượng, làm dấy lên câu hỏi: Liệu những loại thịt thay thế này có thực sự thân thiện với môi trường hơn?
Ngoài ra, "thịt chay" hiện có giá trung bình cao hơn 43% so với thịt thật, đây cũng là lý do khiến các loại "thịt chay" chỉ chiếm chưa đến 1% doanh số bán thịt ở Mỹ. Những người ủng hộ lạc quan rằng giá sẽ giảm khi thị trường phát triển, nhưng điều đó vẫn chưa thể xảy ra trong tương lai gần.
Và để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô lớn cũng sẽ tốn rất nhiều công sức: Ngay cả khi chỉ phát triển đến 6%, thị trường cũng sẽ đòi hỏi khoản đầu tư 27 tỉ USD (khoảng 600.000 tỉ đồng) vào các cơ sở sản xuất thịt chay.
Chăn nuôi chiếm khoảng 15% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu theo cả hướng trực tiếp (lượng khí methan do gia súc, gia cầm và các động vật ăn cỏ khác thải ra ngoài) và gián tiếp (nhiên liệu hóa thạch được sử dụng để trồng cây làm thức ăn cho chăn nuôi).
Nếu đàn gia súc trên toàn cầu là một quốc gia, lượng phát thải khí nhà kính của chúng sẽ đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Trong đó, động vật chăn thả như gia súc, cừu và dê có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn nhiều so với những động vật không chăn thả như heo và gà, phần lớn là do chúng thải ra khí methane, ợ hơi.

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn
Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
