Tập đoàn SpaceX hoãn kế hoạch đưa du khách lên Mặt Trăng
Tờ The Wall Street Journal của Mỹ ngày 4/6 đưa tin Tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian SpaceX sẽ hoãn kế hoạch đưa du khách bay vòng quanh Mặt Trăng trong năm nay và lùi kế hoạch này đến giữa năm 2019.
Theo báo trên, SpaceX hiện chưa công bố thời gian biểu mới cho chuyến bay đưa người bay vòng quanh Mặt Trăng đã bị hoãn lại cho đến ít nhất là giữa năm 2019 hoặc có thể lâu hơn.
Lý do của sự trì hoãn này hiện vẫn chưa rõ, song đây là dấu hiệu cho thấy những thách thức về kỹ thuật và sản xuất đang phá vỡ kế hoạch đưa con người lên khám phá Hệ Mặt trời của ông chủ Space X, Elon Musk.
Kế hoạch đưa du khách bay vòng quanh Mặt Trăng sẽ bị hoãn đến giữa năm 2019.
Trong khi đó, phát ngôn viên của SpaceX James Gleeson cho biết tập đoàn vẫn đang lên kế hoạch đưa khách hàng bay vòng quanh Mặt Trăng và chuyến du hành kiểu này nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các khách hàng.
Theo kế hoạch, SpaceX sẽ sử dụng tên lửa Falcon Heavy (gồm một tên lửa Falcon 9 và hai tên lửa phụ trợ) và tàu vũ trụ không người lái Dragon của hãng này để đưa con người vào không gian.
Trước đó, hồi tháng 2/2017, SpaceX lần đầu tiên thông báo thời gian đưa người lên Mặt Trăng khi ông Elon Musk tuyên bố trên trang mạng Twitter về sứ mệnh dự kiến diễn ra trong năm nay này.
Nếu diễn ra đúng kế hoạch, đây sẽ là chuyến bay đưa con người vào không gian vũ trụ xa nhất từ trước đến nay. Mỹ đã không đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng kể từ sau các sứ mệnh như vậy do tàu Apollo thuộc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước.
SpaceX hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận chuyển trong không gian và là một đối tác của NASA. Từ lâu, SpaceX có ý định mở rộng sang công nghệ tên lửa bằng cách phát triển các loại tên lửa có khả năng tái sử dụng sau mỗi lần phóng tàu vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
