Tàu Discovery lại nứt khoang nhiên liệu
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện thêm vết nứt thứ tư ở khoang chứa nhiên liệu của tàu con thoi Discovery.
Tàu Discovery trên bệ phóng ở Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA rại Florida, Mỹ. (Ảnh NASA)
Vết nứt mới cũng tương tự như ba vết nứt khác nằm trên lớp vỏ nhôm gần trung tâm khoang tiếp nhiên liệu cao 15 tầng, gắn ngoài của tàu vũ trụ Discovery. NASA đã tìm thấy vết nứt dài đầu tiên ở lớp bọt xốp cách nhiệt của thùng nhiên liệu sau khi phát hiện sự cố rò rỉ khí đốt.
Các vết nứt cùng với việc rò rỉ khí hydro ở khoang tiếp nhiên liệu đã ngăn cản tàu Discovery thực hiện chuyến bay vào không gian cuối cùng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, Mỹ trong tháng này.
Hôm 15/11, hãng thông tấn AP dẫn lời phát ngôn viên NASA Allard Beutel cho hay, công việc sửa chữa cần phải được hoàn tất trước thời điểm mới được chọn là ngày khởi hành của tàu Discovery. Theo ông Beutel, tàu Discovery có thể được phóng vào không gian trong khoảng từ ngày 30/11 tới ngày 6/12.
Các quan chức NASA dự tính, lần khả dĩ tiếp theo để tàu Discovery khởi hành là 16h02 giờ Việt Nam ngày 30/11 tới. Sứ mệnh mang tên STS-133 lần này của tàu Discovery dự kiến sẽ kéo dài trong 11 ngày, với nhiệm vụ chính là đưa một robot lên hỗ trợ các nhân viên ở Trạm không gian quốc tế (ISS) và cung cấp một phòng lưu trữ mới cho cơ sở này.
Theo kế hoạch, đây sẽ là chuyến bay vào không gian thứ 39 và cũng là lần chót của tàu Discovery trước khi "nghỉ hưu" vào năm 2011 cùng với phần còn lại của đội tàu con thoi NASA.
[#RelatedNews(12)#] |

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
