Tàu vũ trụ Ấn Độ né tàu quay quanh Mặt trăng của NASA
Tàu bay quanh Mặt trăng Chandrayaan-2 của Ấn Độ phải điều chỉnh đường bay để tránh di chuyển quá gần tàu Lunar Reconnaissance của NASA.
Mô phỏng tàu Lunar Reconnaissance bay quanh Mặt trăng. (Ảnh: NASA)
Hồi giữa tháng 10, dữ liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) và NASA cho thấy hai tàu vũ trụ sẽ bay cực gần nhau ở cực bắc của Mặt trăng vào ngày 20/10.
"Trong thời gian một tuần trước cuộc đụng độ, phân tích của cả ISRO và NASA đều chỉ ra bán kính quỹ đạo của hai tàu cách nhau chưa đến 100m. Ước tính khoảng cách gần nhất giữa Chandrayaan-2 và Lunar Reconnaissance chỉ khoảng 3km", theo thông báo của ISRO.
Hai cơ quan vũ trụ thỏa thuận tàu vũ trụ của Ấn Độ sẽ thực hiện thao tác tránh va chạm hôm 18/10 bằng cách điều chỉnh quỹ đạo. Cả hai tàu đều quay quanh Mặt trăng ở gần vùng cực, có nghĩa bộ đôi chắc chắn có nguy cơ bay gần nhau.
Đường bay của tàu Chandrayaan-2 (CH2O) trước và sau thao tác điều chỉnh quỹ đạo để tránh va chạm (CAM). (Ảnh: ISRO)
"NASA và ISRO cùng điều phối thao tác tránh va chạm do tàu vũ trụ Chandrayaan-2 tiến hành hôm 18/10", Nancy Jones, phát ngôn viên của NASA ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard, chia sẻ. "Những sự hợp tác như vậy giữa các cơ quan vũ trụ sẽ giúp đảm bảo hoạt động an toàn cho vệ tinh bay quanh Mặt trăng. Tàu Lunar Reconnaissance và Chandrayaan-2 đều không gặp nguy hiểm".
Việc điều chỉnh đường bay rất phổ biến ở quỹ đạo Trái Đất, nơi hàng nghìn vệ tinh đang hoạt động. Quản lý giao thông vũ trụ cần sự hoạch định kỹ càng hơn do độ trễ của tín hiệu truyền giữa trung tâm điều khiển trên Trái Đất và các địa điểm xa xôi như Mặt trăng hoặc sao Hỏa.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.
