Tàu vũ trụ chở nữ phi hành gia đầu tiên lên trạm Thiên Cung

Tàu Thần Châu 13 rời khỏi Trái Đất vào 11h23 ngày 15/10 theo giờ Hà Nội, chở phi hành đoàn 3 người lên trạm vũ trụ mới trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng.


(Video: Xinhua)

Tàu vũ trụ cất cánh từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi ở miền bắc Trung Quốc, bay tới module trung tâm Thiên Hà của trạm vũ trụ ở độ cao 400km sau hành trình kéo dài 6,5 giờ. Phi hành đoàn bao gồm Wang Yaping, 41 tuổi, nữ phi hành gia đầu tiên đặt chân lên module Thiên Hà và hai đồng nghiệp là Zhai Zhigang, 55 tuổi, và Ye Guangfu, 41 tuổi. Họ sẽ ở lại 6 tháng trên quỹ đạo, lâu gấp đôi kỷ lục do nhiệm vụ trước đó thiết lập. Zhai, người lớn tuổi nhất trong đội, được chỉ định làm chỉ huy nhiệm vụ trong khi đối với Ye, đây là chuyến bay vào không gian đầu tiên. Cả ba người đều nằm trong phi hành đoàn dự phòng cho nhiệm vụ Thần Châu 12 đã hoàn thành gần đây.

Tàu vũ trụ chở nữ phi hành gia đầu tiên lên trạm Thiên Cung
Tên lửa Trường Chinh 2F Y13 phóng ở Tửu Tuyền.

Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) thông báo tàu Thần Châu 13 cất cánh thành công khoảng 30 phút sau khi phóng. Thời gian cất cánh được lựa chọn cẩn thận để tranh thủ lúc module Thiên Hà bay qua phía trên bãi phóng, giúp phi hành gia bay tới đích trong hành trình ngắn hết mức có thể. Quá trình ghép nối được hỗ trợ bởi hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc.

Trong sự kiện trước buổi phóng, phi hành đoàn không cần mang máy thở di động như các nhiệm vụ Thần Châu trước đây bởi hiện nay, thời tiết lạnh hơn nhiều. Họ chỉ cần dùng hệ thống thở của tàu vũ trụ sau khi lên tàu. Theo nhà chức trách, hệ thống ghép nối tự động hoạt động tốt trong nhiệm vụ Thần Châu 12 và Thiên Châu 3, cho phép quá trình ghép nối giảm từ vài ngày xuống vài giờ.

Sau khi tàu Thần Châu 13 ghép nối với module lõi và tàu chở hàng Thiên Châu 3, tàu vũ trụ sẽ có cấu hình chữ T với khối lượng gần 50 tấn. Hệ thống lái tự động được sử dụng lần đầu tiên hồi tháng 9 trên tàu chở hàng Thiên Châu 3 cũng được dùng cho nhiệm vụ Thần Châu 13. Do đó quá trình kích hoạt và phóng tên lửa được kiểm soát tự động.

Hôm 14/10, Lin Xiqiang, phát ngôn viên của CMSA, cho biết nhà chức trách đã tiến hành một số biện pháp đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn, bao gồm đưa tên lửa Trường Chinh 2F vào vị trí, sẵn sàng phóng tàu Thần Châu 14 vừa lắp ráp lên quỹ đạo trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp trong không gian. Trước đó, tàu Thần Châu 13 và tên lửa Trường Chinh 2F Y13 cũng chuẩn bị sẵn sàng tại Tửu Tuyền khi phi hành đoàn đầu tiên bay lên trạm Thiên Cung.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bầu trời đầy hơi nước ở thế giới ngoài Trái đất: Liệu ở đó có sự sống?

Phát hiện bầu trời đầy hơi nước ở thế giới ngoài Trái đất: Liệu ở đó có sự sống?

Thêm một tín hiệu đáng mừng về mặt trăng sự sống Europa vừa được các nhà khoa học xác định.

Đăng ngày: 18/10/2021
Điểm danh 42 tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta

Điểm danh 42 tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta

Tiểu hành tinh lớn nhất có đường kính lên đến gần 1000km.

Đăng ngày: 18/10/2021
NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm 16/10 triển khai tàu thăm dò 8 tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc trong một sứ mệnh kéo dài 12 năm.

Đăng ngày: 18/10/2021
Phát hiện ngôi sao, nơi một ngày chỉ dài 25 giây

Phát hiện ngôi sao, nơi một ngày chỉ dài 25 giây

Sao lùn trắng LAMOST J0240+1952 nằm cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng là sao lùn trắng quay nhanh nhất từng ghi nhận.

Đăng ngày: 18/10/2021
Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì "rụng" vì phi hành gia Nga vô tình gây ra vụ nổ khi kiểm tra động cơ

Rất may mắn, sau 30 phút thì các phi hành gia đã đưa trạm ISS về đúng quỹ đạo và ngăn chặn thành công một thảm họa.

Đăng ngày: 18/10/2021
Top 6 nơi có thể tìm thấy

Top 6 nơi có thể tìm thấy "cội nguồn sự sống" ngay tại Hệ Mặt trời

Trong đó có mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 17/10/2021
Nghiên cứu mới gây sốc: Mặt trăng sao Thổ biến đổi giống Trái đất, sự sống xuất hiện?

Nghiên cứu mới gây sốc: Mặt trăng sao Thổ biến đổi giống Trái đất, sự sống xuất hiện?

Một trong các mặt trăng sao Thổ vừa xuất hiện cấu trúc y hệt Đứt gãy San Anderas, có thể là tiền thân cho việc tổ chức dạng sư sống giống Trái đất.

Đăng ngày: 16/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News