Tàu vũ trụ tiết lộ bí ẩn của bầu khí quyển sao Mộc
Tàu thăm dò vũ trụ Juno đang khám phá sâu hơn các đám mây của sao Mộc. Cho đến nay, Juno đã cung cấp thông tin mới về cách nước hoạt động trong các đám mây tại sao Mộc.
Tàu vũ trụ cũng cho biết nguyên nhân lốc xoáy ở các cực xuất hiện ổn định.
Juno sử dụng những kỹ thuật trọng lực để khám phá phạm vi của các vành đai và vùng khí quyển tại hành tinh khổng lồ. Nhờ đó, có thể phát hiện được hàng nghìn dặm hoặc km bên dưới các đỉnh mây. Ngoài ra, việc đo từ trường cũng mang lại hiệu quả.
Juno đã đi vào quỹ đạo của sao Mộc từ năm 2016.
Bởi, ở phần bên dưới lớp vỏ khí của sao Mộc, hydro hoạt động giống như một chất lỏng hơn là chất khí. Hiện tượng này ảnh hưởng đến hoạt động của bầu khí quyển.
Bên cạnh đó, máy đo bức xạ vi sóng đã cho thấy sự đảo ngược kỳ lạ trong một cơn bão lớn tại sao Mộc - nơi nhiệt độ đột ngột chuyển từ ấm sang lạnh.
Điều tra viên chính của Juno - ông Scott Bolton - cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy là “gốc rễ” của cơn bão đi xuyên qua các đám mây và ánh sáng Mặt trời”.
Hiện tượng này khác Trái đất - nơi bầu khí quyển bị ảnh hưởng bởi nước, sự ngưng tụ và ánh sáng Mặt trời. Theo ông Bolton, đó cũng là dấu hiệu cho thấy amoniac và nước đang di chuyển lên xuống.
Lori Glaze - Giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh của NASA tại trụ sở cơ quan ở Washington - cho biết: “Những quan sát mới này từ Juno mở ra kho tàng thông tin mới về các đặc điểm quan sát bí ẩn của sao Mộc. Mỗi bài báo làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của các quá trình khí quyển hành tinh. Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách các nhóm khoa học đa dạng quốc tế của chúng tôi củng cố sự hiểu biết về Hệ Mặt trời của chúng ta”.
Juno đã đi vào quỹ đạo của sao Mộc từ năm 2016. Mỗi lần tàu vũ trụ đi qua hành tinh này, một bộ công cụ chuyên dụng đã quan sát bên dưới tầng mây hỗn loạn của nó.
Nhiệt độ bầu khí quyển của sao Mộc vừa phải cho sự hình thành của một đám mây nước cách đỉnh mây khoảng 65km. Khi nhìn qua lớp này, tàu thăm dò Juno đã phát hiện một điều bất ngờ. Các vành đai trở nên tối vi sóng và các khu vực trở nên sáng vi sóng.
Đây là điều hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta đã thấy ở những vùng mây nông hơn. Đây được gọi là lớp chuyển tiếp “jovicline” – khoảng 45 - 80km dưới những đám mây có thể nhìn thấy.
“Cline” là một lớp bên trong chất lỏng nơi các đặc tính thay đổi đáng kể. Các đại dương trên Trái đất có một đường nhiệt, phân chia hỗn hợp nước trên bề mặt với nước lạnh và sâu bên dưới. Đường jovicline có thể tách lớp thời tiết hình thành mây nông khỏi vực sâu bên dưới. Kết quả bất ngờ này ngụ ý rằng, một yếu tố nào đó đang di chuyển amoniac xung quanh.