Tế bào gốc trong xương người có thể tự làm mới

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra tế bào gốc trong xương người có khả năng tự làm mới, mở ra triển vọng trong việc tái tạo xương, mô sụn.

Theo NIH, tế bào gốc có khả năng phát triển thành một vài hoặc nhiều loại tế bào trong cơ thể. Chúng có thể phân chia suốt cuộc đời để thay thế những tế bào bị bệnh hoặc tổn thương. Khi một tế bào gốc phân chia, mỗi tế bào con của nó có thể vẫn là một tế bào gốc, hoặc phát triển thành loại tế bào có chức năng chuyên biệt, như tế bào xương hoặc mô sụn.

Loại tế bào gốc được nghiên cứu nhiều nhất trong xương có tên là tế bào gốc tạo máu, hay còn gọi là HSC. Tế bào HSC tạo ra các loại tế bào máu. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm loại tế bào gốc tạo ra xương và mô sụn. Những nghiên cứu gần đây trên cơ thể chuột đã phát hiện ra những tế bào gốc ở trong xương có thể tạo ra xương, sụn và mô phụ, nhưng không phải mỡ, cơ, hay các tế bào khác.

Tế bào gốc trong xương người có thể tự làm mới
Các nhà khoa học đã tìm thấy tế bào gốc trong xương người. (Nguồn: Thinkstock).

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem tế bào gốc trong xương có tồn tại ở người hay không. Họ thực hiện rất nhiều thí nghiệm để so sánh tế bào xương của người với của chuột.

Đầu tiên, các nhà khoa học phân tích tế bào mô người được lấy từ vùng sụn tăng trưởng, nơi sản sinh tế bào để xương phát triển. Bằng cách phân tích chuỗi RNA, họ tìm ra những tế bào gốc tiềm năng có biểu hiện gene giống với tế bào gốc trong xương của chuột.

Nhóm nghiên cứu đã tìm và xác định một số vùng trong xương người có những tế bào đặc biệt, có đặc điểm giống tế bào gốc ở xương chuột. Những tế bào này có thể chia thành hai loại: đơn tiềm năng (chỉ có thể tạo ra một loại tế bào xương) và đa tiềm năng (có thể tạo ra nhiều loại tế bào xương, bao gồm xương, mô sụn và mô đệm.)

Tế bào gốc trong xương người có thể tự làm mới
Tế bào gốc trong xương người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Bằng cách đánh dấu và theo dõi các tế bào này, các nhà khoa học đã phát hiện ra một quần thể tế bào gốc xương có chức năng tạo ra xương, mô sụn và mô đệm. Họ cũng tạo ra một bản đồ chi tiết về cách thức tế bào gốc phát triển thành các tế bào xương. Tế bào gốc xương người có thể thu hoạch từ cả phôi và xương trưởng thành, cũng như được tạo ra trong phòng thí nghiệm từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào có thể tạo ra bất kì loại tế bào nào.) Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tế bào gốc xương người có thể được tạo ra từ tế bào chuyên biệt ở mỡ.

Mỗi ngày trẻ em và người lớn đều cần đến xương bình thường, mô sụn và mô đệm. Đó sẽ là một bước tiến nếu có thể sử dụng tế bào mỡ từ việc hút mỡ của chính bệnh nhân bị viêm khớp để tạo ra tế bào gốc, sau đó tiêm vào khớp xương của họ để tạo thành lớp mô sụn mới, hoặc nếu có thể mô phỏng xương mới hình thành để chữa những vết rạn xương ở người cao tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Mặt người mất đi vẻ cân đối theo tuổi tác

Mặt người mất đi vẻ cân đối theo tuổi tác

Qua kiểm tra khuôn mặt của 191 tình nguyện viên bằng cách sử dụng một hệ kỹ thuật số 3 chiều, các nhà khoa học xác định được rằng khi con người ta già đi, khuôn mặt ngày càng trở nên mất cân đối.

Đăng ngày: 06/11/2018
Phát hiện tác dụng giảm cơn đau thần kinh của ánh sáng xanh

Phát hiện tác dụng giảm cơn đau thần kinh của ánh sáng xanh

Theo phóng viên tại Italy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chùm ánh sáng xanh để chiếu lên cơ thể vật thí nghiệm.

Đăng ngày: 06/11/2018
5 phương pháp phẫu thuật đáng kinh ngạc nhất thế giới

5 phương pháp phẫu thuật đáng kinh ngạc nhất thế giới

Năm 1967, ca ghép tim người đầu tiên đã được thực hiện. Từ đó đến nay, thủ thuật này đã cứu sống tính mạng của khoảng 5.000 mỗi năm trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 06/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News