Tên lửa Mặt trăng của NASA vượt qua thử nghiệm nhiên liệu

Tên lửa chở tàu tới Mặt trăng trong nhiệm vụ Artemis 1 hoàn thành thử nghiệm đổ nhiên liệu quan trọng hôm 21/9, tiến gần hơn tới lịch phóng vào ngày 27/9.


Tên lửa SLS của NASA đang chờ ngày cất cánh. (Ảnh: NASA).

Nhiệm vụ Artemis 1 sẽ đưa khoang tàu Orion lên quỹ đạo Mặt trăng bằng tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS). NASA từng thử phóng nhiệm vụ hôm 3/9 nhưng phải rời lịch do rò rỉ nhiên liệu đẩy hydro lỏng ở bộ phận ngắt nhanh trên tầng chính của SLS, phần nối tên lửa với đường ống nhiên liệu từ tháp phóng di động.

Đội ngũ Artemis 1 thay thế hai chốt bịt quanh bộ phận ngắt nhanh hôm 9/9, sau đó ấn định lịch thử nghiệm đổ nhiên liệu để kiểm tra kết quả sửa chữa. Thử nghiệm diễn ra hôm 21/9 trên bệ phóng 39B ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy (KSC) tại Florida. Theo Charlie Blackwell-Thompson, giám đốc phóng Artemis, NASA đã đạt tất cả mục tiêu đề ra.

Trong thử nghiệm, không phải mọi thứ đều hoạt động hoàn hảo. Ví dụ, rò rỉ ở bộ phận ngắt nhanh xuất hiện trở lại khi đổ hydro lỏng. Nhưng đội kỹ thuật đã giải quyết vấn đề. Họ làm ấm bộ phận ngắt nhanh, giúp giảm mức độ rò rỉ xuống mức chấp nhận được.

Các kỹ sư cũng phát hiện một chỗ rò rỉ hydro khác trong thử nghiệm trước khi điều áp. Thử nghiệm này cho phép họ hiệu chỉnh cài đặt dùng để điều hòa động cơ khi đếm ngược trước ngày phóng. Chỗ rò rỉ thứ hai nhỏ hơn chỗ đầu tiên, do đó đội ngũ Artemis có thể giữ trong tầm kiểm soát.

Hiện nay, NASA đang nhắm tới ngày 27/9 là ngày phóng Artemis 1, và ngày dự phòng là 2/10. Cơ quan này sẽ sớm đưa ra thông báo chính thức về ngày phóng sau thành công của thử nghiệm hôm 21/9. Một số yếu tố khác cũng góp phần quyết định ngày phóng của Artemis 1 trong hai tuần tới. Ví dụ, thời tiết phải thuận lợi và giấy phép của hệ thống hủy bay (FTS) giúp phá hủy SLS nếu tên lửa bay chệch đường cần được gia hạn.

Nếu Artemis 1 diễn ra thuận lợi, nhiệm vụ Artemis 2 sẽ chở phi hành gia bay vòng quanh Mặt trăng và đáp xuống gần cực nam sau 1 - 2 năm. Chương trình Artemis hướng tới giúp con người ở dài hạn trên Mặt trăng, sử dụng kỹ năng và hiểu biết thu được để đưa phi hành gia tới sao Hỏa vào cuối thập niên 2030 hoặc đầu thập niên 2040.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News