NASA dời ngày phóng sứ mệnh Artemis 1 sang 27/9
NASA sẽ phóng tên lửa chở tàu vũ trụ không người lái tới quỹ đạo Mặt Trăng cuối tháng 9 nếu thử nghiệm đổ nhiên liệu diễn ra thành công.
NASA dự định phóng nhiệm vụ Artemis 1 vào ngày 23 hoặc 27/9, trong đó siêu tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) sẽ chở khoang tàu Orion trong chuyến bay không người lái tới quỹ đạo Mặt Trăng. Nhưng vào tối ngày 12/9, NASA thông báo ngày 23/9 không còn khả thi. Họ đang nhắm tới cất cánh ngày 27/9 và ngày phóng dự phòng là 2/10.
Tổ hợp Artemis 1 ở bệ phóng 39B. (Ảnh: NASA)
Ban đầu, NASA định phóng nhiệm vụ hôm 29/8 nhưng phải hoãn lại do lỗi đọc nhiệt độ ở một trong 4 động cơ RS-25 ở tầng chính của SLS. Đội phụ trách nhanh chóng tìm ra vấn đề ở cảm biến lỗi và chuẩn bị thử phóng lại tổ hợp SLS và tàu Orion hôm 3/9. Tuy nhiên, sự cố rò rỉ nhiên liệu hydro lỏng khiến NASA phải tiếp tục dời ngày phóng.
Lỗi rò rỉ xảy ra ở bộ phận "ngắt nhanh" nối tầng chính SLS với đường ống dẫn nhiên liệu đẩy từ tháp phóng di động của tên lửa. Các kỹ sư Artemis 1 đã thay thế hai chốt bịt quanh bộ phận này vào tuần trước và kết thúc công tác sửa chữa liên quan tới vấn đề vào cuối tuần.
Hiện nay NASA đang chuẩn bị cho thử nghiệm đổ nhiên liệu đẩy siêu lạnh vào SLS để xem chỗ rò rỉ đã được khắc phục hay chưa. Họ dự kiến tiến hành thử nghiệm hôm 17/9 nhưng hiện nay phải lùi tới 21/9. Theo NASA, ngày phóng mới sẽ cung cấp nhiều thời gian chuẩn bị phóng tàu hơn, đồng thời cho phép các quản lý đảm bảo đội ngũ có đủ thời gian nghỉ ngơi và bổ sung nhiên liệu đẩy đông lạnh.
Tổ hợp Artemis 1 vẫn nằm trên bệ phóng 39B ở Trung tâm vũ trụ Kennedy (KSC) tại Florida, nhưng có thể cần phải chuyển về Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB). Lực lượng Không gian Mỹ, đơn vị giám sát phóng tên lửa, cấp giấy phép 25 ngày cho hệ thống hủy bay của (FTS) và thời gian sắp hết.
NASA đã xin gia hạn giấy phép cho FTS, hệ thống được thiết kế để phá hủy tên lửa nếu bay chệch đường. Nếu yêu cầu bị từ chối, phương tiện sẽ phải quay trở về VAB, nơi duy nhất có thể tiến hành thử nghiệm cần thiết để xin cấp phép lại. Hai ngày phóng tiếp theo của Artemis 1 rất gần với nhiệm vụ chở phi hành gia Crew-5 của SpaceX, dự kiến phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế từ bệ phóng 39A ở KSC hôm 3/10.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km
Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
