Tên lửa SpaceX bốc cháy, rơi xuống biển sau sự cố gây sốc

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã ngay lập tức bị đình chỉ hoạt động vô thời hạn sau sự cố, gây ảnh hưởng tới một loạt sứ mệnh liên quan tới hệ thống phóng này.

Chiều 28/8 theo giờ Việt Nam, SpaceX phóng tên lửa Falcon 9 từ Trạm Không gian Cape Canaveral, Florida (Mỹ). Buổi phóng thiết lập một kỷ lục mới cho SpaceX, khi đã là lần tái sử dụng thứ 23 của tầng đầu tiên tên lửa.

Mục tiêu của buổi phóng là đưa tàu vũ trụ Starlink lên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Theo kế hoạch, tầng trên tên lửa sẽ được tách khỏi kết cấu, và hạ cánh xuống một xà lan trên biển như thường lệ khoảng 8 phút sau khi phóng.

Tuy nhiên, một sự cố đã xảy ra khiến tầng đầu tiên của tên lửa không thể có chuyến hạ cánh như mong đợi. Trong video được chia sẻ trên mạng xã hội X, có thể thấy mặc dù tên lửa đẩy đáp trúng xà lan, nhưng nó đã bốc cháy dữ dội sau khi hạ cánh. Tiếp đó, một vụ nổ xảy ra, khiến tên lửa mất thăng bằng, rơi thẳng xuống biển.

SpaceX chưa tuyên bố tình trạng của tên lửa đẩy sau sự cố. Trong bài đăng trên mạng xã hội X, SpaceX cho biết các nhóm chuyên gia đang đánh giá dữ liệu chuyến bay và trạng thái của tên lửa đẩy trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Trong số 23 lần phóng trước đó, tên lửa đẩy thực hiện 16 sứ mệnh Starlink, và 2 lần phóng có người lái, bao gồm Inspiration4 và Ax-1.

Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), sự cố không gây ra thương tích hoặc thiệt hại tài sản công cộng nào. Tuy nhiên, tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã ngay lập tức bị đình chỉ hoạt động vô thời hạn, vì không hạ cánh được xuống Trái đất trong một nhiệm vụ Starlink thường lệ.


Khoảnh khắc tên lửa bốc cháy dữ dội, rồi mất thăng bằng, lao thẳng xuống biển (Ảnh: SpaceX).

Theo lý giải của FAA, mặc dù gần như không có thiệt hại, nhưng việc hạ cánh thất bại cho thấy có điều gì đó không ổn ở tên lửa mà cơ quan này tin rằng có thể gây ra rủi ro lớn hơn trong các nhiệm vụ tương lai nếu không được điều tra kỹ lưỡng.

Đây được xem là thất bại gây sốc của SpaceX, vì trước đó, hệ thống phóng và đáp tên lửa Falcon 9 là vô cùng đáng tin cậy.

Trước đó vào tháng 7, tên lửa này cũng bị đình chỉ trong thời gian ngắn, nhưng là lần duy nhất kể từ năm 2016, sau sự cố tầng thứ 2 trong không gian.

Theo Reuters, sự cố lần này có thể gây chậm trễ cho một loạt kế hoạch sắp được thực hiện bởi SpaceX, tiêu biểu là sứ mệnh Polaris Dawn, bao gồm 4 phi hành gia thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian tư nhân đầu tiên.

Sứ mệnh Polaris dự kiến sẽ được phóng vào tuần này, nhưng đã bị trì hoãn do trục trặc ở bệ phóng, và rồi lại bị trì hoãn lần 2 do thời tiết xấu.

Ngoài SpaceX, NASA cũng sử dụng Falcon 9 cho các nhiệm vụ riêng của mình. Hiện vẫn chưa rõ việc tên lửa này bị đình chỉ sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ của NASA như thế nào.

Nhiệm vụ gần nhất của NASA sử dụng Falcon 9 dự kiến được thực hiện vào cuối tháng 9, với việc đưa 2 phi hành gia của NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bằng tàu vũ trụ Crew Dragon. Nhiệm vụ này hướng tới mục tiêu đưa 2 phi hành gia thuộc sứ mệnh Boeing Starliner bị "kẹt" trên ISS trở về vào năm 2025.

Tuy nhiên với những biến cố mới nhất, sứ mệnh này nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn, đồng nghĩa với việc thời gian lưu trú của 2 phi hành gia Boeing Starliner trên ISS tiếp tục bị kéo dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News