Thai phụ có 2 tử cung và đang mang 2 thai nhi

Một người phụ nữ có hai tử cung và đang mang thai ở cả hai tử cung đó trong một ca hiếm gặp tại Mỹ, theo lời các bác sĩ.

Kelsey Hatcher sống tại bang Alabama (Mỹ) được sinh ra với một bất thường hiếm gặp trong cơ thể gọi là uterus didelphys, nghĩa là có 2 tử cung. Tuy nhiên, cô không hề biết về việc này cho đến khi được chẩn đoán hồi mùa xuân, khi cô được bác sĩ thông báo đang mang thai ở cả 2 tử cung và đó là 2 bé gái, theo tờ The Guardian ngày 16/11.

Thai phụ có 2 tử cung và đang mang 2 thai nhi
Cô Kelsey Hatcher giơ ảnh siêu âm 2 thai nhi trong bụng cho chồng Caleb xem hồi 23/5. (Ảnh: AFP).

Cô Kelsey, người mẹ 32 tuổi đã có 3 con trước đó, kể lại với chồng nhưng người chồng ban đầu không tin đó là thật. "Anh ấy nói "em đang nói dối". Tôi nói "không, em không nói dối", cô Hatcher kể.

Theo các nhà nghiên cứu sinh sản, trường hợp có hai tử cung ảnh hưởng 0,3% phụ nữ và thường hình thành trong phôi thai nữ trong giai đoạn rất sớm, khoảng 8 tuần từ khi đậu thai.

Bác sĩ Hayley Miller tại khoa sản - phụ khoa của Trường Y Standord nói rằng, "việc cả hai buồng trứng đều rụng trứng cùng lúc hoặc gần cùng thời điểm là điều khá kinh ngạc".

Cô Hatcher đang chuẩn bị để chào đón hai bé gái ra đời vào ngay ngày Giáng sinh năm nay (25/12), trong khi các bác sĩ cũng dự kiến sẽ có thêm nhân viên cho ca sinh đặc biệt này. Ca sinh của phụ nữ có 2 tử cung và 2 cổ tử cung được cho là điều đặc biệt thử thách đối với các bác sĩ. "Tôi đã chăm sóc cho rất nhiều bệnh nhân có 2 tử cung và 2 cổ tử cung, và điều đó thường gây thách thức", bác sĩ Miller nói.

Các em bé có thể sinh cách nhau vài giờ, thậm chí vài ngày bởi các tử cung có thể co thắt độc lập. Các bác sĩ của cô Hatcher cũng lưu ý những nguy cơ đối với ca sinh mổ của một phụ nữ có 2 tử cung là sản phụ có thể mất nhiều máu hơn do cần 2 vết mổ.

Trong khi hầu hết mọi người đều công nhận đây là trường hợp hy hữu đặc biệt, một số người lại đang tranh luận chuyện nên gọi 2 đứa bé sắp chào đời là 2 chị em bình thường hay sinh đôi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Đại dịch thầm lặng" khiến thế giới rất khó đối phó

Theo hãng CNN, một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu mà nhân loại đang phải đối mặt ngày nay là thế giới càng nóng lên thì dịch bệnh càng nhiều hơn.

Đăng ngày: 21/11/2023
Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần?

Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần?

Thường xuyên ăn nội tạng động vật, một tuần phải 3-4 bữa, điều này liệu có tốt?

Đăng ngày: 21/11/2023
Các loại bệnh lây truyền qua đường không khí

Các loại bệnh lây truyền qua đường không khí

Các bệnh lây truyền qua đường không khí là do virus và vi khuẩn có khả năng lơ lửng trong không khí gây ra.

Đăng ngày: 20/11/2023
Thí nghiệm cấy ghép não: Sự phát triển của mô não người gây ra những thay đổi hành vi ở chuột

Thí nghiệm cấy ghép não: Sự phát triển của mô não người gây ra những thay đổi hành vi ở chuột

Cấy ghép mô não giữa các loài không chỉ là cốt truyện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng mà đang trở thành hiện thực.

Đăng ngày: 20/11/2023
Anh phê duyệt thuốc chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới

Anh phê duyệt thuốc chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới

Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh đã cấp phép sử dụng loại thuốc chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm.

Đăng ngày: 20/11/2023
Ăn gì để nuôi dưỡng mạch máu?

Ăn gì để nuôi dưỡng mạch máu?

Ăn gì để làm sạch mạch máu, ăn gì để tốt cho sức khỏe mạch máu là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đăng ngày: 19/11/2023
Bi kịch của amiăng: Chất gây ung thư cấp độ một, vẫn có thể được nhìn thấy ở trong ngôi nhà của bạn

Bi kịch của amiăng: Chất gây ung thư cấp độ một, vẫn có thể được nhìn thấy ở trong ngôi nhà của bạn

Amiăng nghe có vẻ xa lạ với bạn nhưng nó có mặt ở mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Đăng ngày: 19/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News