Thế giới sẽ khan hiếm rau xanh vì biến đổi khí hậu?
Trái đất nóng lên có thể khiến lượng rau xanh trên thế giới ngày càng khan hiếm, trong đó Nam Á là một trong những nơi có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, theo nghiên cứu công bố mới đây.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, các nhà khoa học dự báo nếu tình trạng Trái đất ấm lên vẫn tiếp diễn như xu hướng hiện nay, vào năm 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 4 độ C, từ đó làm sụt giảm 31,5% sản lượng rau xanh trung bình trên thế giới.
Kết luận này được đưa ra dựa trên việc tổng hợp có hệ thống 174 nghiên cứu về tác động của các yếu tố biến đổi môi trường tới mùa màng và thành phần dinh dưỡng của rau xanh cùng các cây họ đậu kể từ năm 1975.
Các nhà khoa học cảnh báo thế giới sẽ khan hiếm rau xanh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - (Ảnh: givingassistant.org).
Chủ nhiệm công trình, nhà khoa học Pauline Scheelbeek thuộc Đại học Vệ sinh và Y khoa nhiệt đới London, Anh, nhấn mạnh nghiên cứu của ông và các cộng sự cho thấy những biến đổi về môi trường như nhiệt độ tăng, nguồn nước khan hiếm có thể đặt ra mối đe dọa thực sự đối với sản lượng nông nghiệp toàn cầu, từ đó gây ra nguy cơ về an ninh lương thực và sức khỏe đối với con người.
Trong đó, các khu vực như Nam Âu, nhiều vùng của châu Phi, và Nam Á là những nơi có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nghiên cứu cảnh báo nếu ngành nông nghiệp không có các biện pháp kịp thời, lượng rau xanh sẽ giảm mạnh trên toàn cầu. Nghiên cứu cũng đề nghị chính phủ các nước hỗ trợ nhằm giúp ngành nông nghiệp chống chịu tốt hơn trước những thay đổi về môi trường và khí hậu.
Một nghiên cứu khác cũng đăng tải trên tạp chí Proceedings đánh giá mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu, thực phẩm và các thị trường quốc tế. Theo đó, khi Trái đất tiếp tục tăng nhiệt độ, khả năng cao là nhiều quốc gia sẽ đồng loạt phải hứng chịu cảnh mất mùa.
Cụ thể, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 4 độ C vào cuối thế kỷ 21, nguy cơ cả 4 nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Argentina và Ukraine phải đối mặt với các vụ mùa kém năng suất lên tới 86%.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
