Thiên thạch 4,45 tỉ tuổi tiết lộ nơi sống được ngoài Trái đất

Thiên thạch nổi tiếng "Black Beauty" (Người Đẹp Đen) vừa được chứng minh là đến từ nơi có thể có sự sống trước cả Trái đất.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Curtin (Úc) đã dùng các kỹ thuật mới để phân tích thiên thạch Black Beauty, một tảng đá không gian đã du hành từ sao Hỏa đến Trái đất. Và họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy hành tinh đỏ thuở sơ khai rất có thể có sự sống.

Vào 4,45 tỉ năm trước Trái đất của chúng ta đang ở giai đoạn đầu của liên đại Hỏa Thành, vẫn là một quả cầu "địa ngục" với đại dương magma bao phủ.

Nhưng thế giới trên sao Hỏa khi ấy có thể hoàn toàn khác: Các hạt zircon 4,45 tỉ năm tuổi của Black Beauty cho thấy quê hương của nó là một vùng nước ấm áp, có thể sống được.

Thiên thạch 4,45 tỉ tuổi tiết lộ nơi sống được ngoài Trái đất
Thiên thạch sao Hỏa Black Beauty đã được chia sẻ cho nhiều nhóm nghiên cứu từ khắp thế giới - (Ảnh: NASA).

Sử dụng các phương pháp phân tích địa hóa học ở quy mô nano, các nhà nghiên cứu Úc đã xác định những dấu hiệu địa hóa của chất lỏng giàu nước và bằng chứng nguyên tố về hệ thống thủy nhiệt.

Hệ thống thủy nhiệt là các cấu trúc dạng khe nứt dưới đáy đại dương, nơi nước được hâm nóng và cung cấp chất dinh dưỡng bởi địa nhiệt.

Nhiều nghiên cứu cho rằng hệ thống thủy nhiệt là chiếc nôi sự sống của các hành tinh, bao gồm Trái đất.

TS Aaron Cavosie từ Trường Khoa học Trái đất và hành tinh của Đại học Curtin, đồng tác giả, giải thích rằng phát hiện này làm sáng tỏ cách mà các hoạt động núi lửa cổ đại trên sao Hỏa đã tạo ra một môi trường có tiềm năng sinh sống từ rất sớm.

Trước đó, một số bằng chứng về thời kỳ tiền Noachian trên sao Hỏa - trước mốc 4,1 tỉ năm trước - cho thấy có nước dạng lỏng trên hành tinh này.

Phát hiện mới từ Black Beauty cho thấy thế giới phù hợp cho sự sống trên hành tinh đỏ thậm chí còn sớm hơn chúng ta dự kiến. Và đó không phải điều vô lý.

Sao Hỏa vốn là một trong 3 hành tinh thuộc "vùng sự sống" Goldilocks của hệ sao chúng ta, bên cạnh Trái đất và sao Kim. 

Tuy những sự kiện không may đã biến hành tinh này thành một quả cầu cằn cỗi trong hiện tại, nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng thế giới này có thể từng có sự sống.

Giả thuyết này càng được củng cố sau khi robot thăm dò Curiosity lần đầu tiên phát hiện các "khối xây dựng sự sống" ở sao Hỏa vào năm 2018 và sau đó là một loạt bằng chứng thú vị khác.

Black Beauty, với cái tên Việt hóa là "Người Đẹp Đen", mang mã số NWA 7034 trong hồ sơ của NASA, hạ cánh xuống sa mạc Sahara vào năm 2011 sau hàng tỉ năm du hành.

Thiên thạch này đã trở thành một trong những báu vật khoa học hàng đầu thế giới sau khi các kết quả giám định của NASA cho thấy nó đến từ sao Hỏa, đã 4,45 tỉ năm tuổi và giàu nước gấp 10 lần so với các thiên thạch sao Hỏa khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất nói lời tạm biệt với

Trái đất nói lời tạm biệt với "Mặt trăng mini"

Trong suốt 2 tháng qua, một tiểu hành tinh mang tên 2024 PT5 đã đi vòng quanh Trái đất giống như một "Mặt trăng mini".

Đăng ngày: 26/11/2024
Tàu cách Trái đất 25 tỷ km đã được

Tàu cách Trái đất 25 tỷ km đã được "hồi sinh" như thế nào?

Tàu vũ trụ du hành liên sao Voyager 1 đã phải sử dụng đến máy phát băng tần cũ để liên hệ với NASA sau khi gặp lỗi mất tín hiệu.

Đăng ngày: 26/11/2024
Vật thể bất khả thi 13,8 tỉ tuổi:

Vật thể bất khả thi 13,8 tỉ tuổi: "Con đầu lòng" của Big Bang?

Những vật thể gây bối rối cho giới khoa học mà gần đây kính viễn vọng James Webb ghi nhận được có thể đã tồn tại từ khi vũ trụ ra đời.

Đăng ngày: 26/11/2024
Chìa khóa mở ra cánh cửa du hành thời gian

Chìa khóa mở ra cánh cửa du hành thời gian

Trở về quá khứ hoặc đi tắt đến tương lai là khao khát mà con người tìm cách hiện thực hóa.

Đăng ngày: 25/11/2024
Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy ở môi trường không trọng lực tinh trùng người giảm sức sống và khả năng di chuyển.

Đăng ngày: 25/11/2024
Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Hàng trăm vệ tinh hết hạn sử dụng rơi xuyên qua khí quyển Trái Đất mỗi năm, và con số này đang tăng chóng mặt.

Đăng ngày: 25/11/2024
Nhân loại lần đầu ghi lại khoảnh khắc cuối đời của một ngôi sao khổng lồ

Nhân loại lần đầu ghi lại khoảnh khắc cuối đời của một ngôi sao khổng lồ

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chụp được hình ảnh cận cảnh một ngôi sao khổng lồ nằm bên ngoài ngân hà bằng Kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài quan sát Nam Âu có trụ sở tại Chile.

Đăng ngày: 25/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News