Thiên thạch 50m có thể đâm vào Trái đất cuối năm nay
Thiên thạch khổng lồ rộng ngang sân bóng đá có khả năng va chạm với Trái Đất vào tháng 9 năm nay với rủi ro 1/7.000.
Thiên thạch 2006 QV89 rộng khoảng 50m. (Ảnh: CNN).
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xếp thiên thạch 2006 QV89 ở vị trí thứ tư trong danh sách những thiên thể đáng lưu ý nhất có khả năng đâm vào Trái Đất. 2006 QV89 đang di chuyển với vận tốc 44.096km/h và khả năng đâm vào Trái Đất là 1/7.000.
Nếu xảy ra, vụ va chạm sẽ rơi vào ngày 9/9. Theo các dự đoán hiện nay, thiên thạch sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần 6,8 triệu km nhưng ESA cho biết khả năng dự đoán sai là 0,01%.
Đường kính của 2006 QV89 là 50m, hơn lớn hơn thiên thạch Tunguska từng đâm vào Trái Đất năm 1908. Vụ va chạm diễn ra gần sông Podkamennaya Tunguska ở tỉnh Yeniseysk, Nga, san bằng khu rừng 1.994km2, rộng hơn cả thành phố London của Anh.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
