Thiên thạch hiếm gặp bay qua bầu trời Canada

Nhiều người dân có cơ hội quan sát và ghi hình một thiên thạch có thể lớn bằng quả bóng rổ thắp sáng bầu trời Canada hôm 24/3.


Thiên thạch sáng rực bay qua Winnipeg. (Video: Alix và Jason Cruickshank)

Hiệp hội thiên thạch Mỹ nhận được báo cáo về cầu lửa xuất hiện trên bầu trời Manitoba, Ontario, và Saskatchewan vào 2h46 ngày 24/3 theo giờ địa phương từ 95 người dân. Scott Young, nhà thiên văn học hành tinh ở Bảo tàng Manitoba, đây là thiên thạch thứ hai bay qua khu vực trong vài ngày qua.


 Mỗi ngày có vài thiên thạch bolide đâm xuống Trái đất nhưng phần lớn không được quan sát.

Theo Young, cả hai vật thể dường như đều là bolide, phiên bản hiếm gặp lớn và sáng hơn thiên thạch thông thường. Mỗi ngày có vài thiên thạch bolide đâm xuống Trái đất nhưng phần lớn không được quan sát bởi chúng rơi trên biển hoặc bị che khuất bởi đám mây. "Những vật thể này rất đặc biệt cả về độ sáng và kích thước lớn hơn nhiều thiên thạch thông thường. Mỗi thiên thạch bolide có thể lớn bằng quả bóng rổ. Rất khó để xác định rõ cho tới khi chúng tôi phân tích tất cả video", Young nói.

Do hai thiên thạch rơi cách nhau một ngày, các nhà thiên văn không rõ liệu chúng có liên quan tới nhau hay chỉ tình cờ xuất hiện vào thời gian sát nhau. Young cho biết có thể một số mảnh thiên thạch sẽ rơi xuống đất. Đó là lý do những video do nhân chứng ghi lại rất hữu ích bởi chúng giúp các chuyên gia xác định đường bay và thu hẹp phạm vi tìm kiếm mảnh vỡ.

Trong số 95 nhân chứng, 8 người gửi video ghi lại sự kiện cho AMS. Thiên thạch bay theo hướng đông về phía Ontario. Một video của Alix và Jason Cruickshank ghi hình thiên thạch thắp sáng bầu trời phía trên Winnipeg.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News