Thiên thạch rơi xuyên qua mái nhà, đập trúng người phụ nữ Pháp

Mảnh thiên thạch rơi xuyên qua mái nhà và đập vào xương sườn của một người phụ nữ ở tỉnh Schirmeck.

Một người phụ nữ ở Pháp gần đây bị mảnh thiên thạch nhỏ rơi trúng xương sườn khi đang uống cà phê với bạn ngoài sân thượng, Newsweek hôm 14/7 đưa tin. Đây là sự kiện vô cùng hiếm gặp.


Những mảnh vỡ của thiên thạch rơi ở Schirmeck. (Ảnh: DNA)

"Tôi nghe thấy một tiếng động lớn đến từ mái nhà bên cạnh. Ngay giây sau đó, tôi cảm thấy va đập ở xương sườn. Tôi cứ nghĩ đó là con vật như dơi. Ban đầu, chúng tôi cho rằng đó là một mẩu xi măng. Nhưng nó không có màu sắc", người phụ nữ giấu tên kể lại.

Sau tai nạn, người phụ nữ Pháp sống ở tỉnh Schirmeck phía đông bắc, mang vật thể tới chỗ thợ lợp nhà để kiểm tra. Người thợ cho cô biết vật thể không phải xi măng mà trông giống thiên thạch. Sau đó, cô giao vật thể bí ẩn cho nhà địa chất học Thierry Rebmann. Theo Rebmann, viên đá có vẻ như chứa hỗn hợp sắt và silicon, nhiều khả năng là thiên thạch. Tổng cộng các mảnh vỡ của nó nặng gần 113g.

Thiên thạch là những khối đá tồn tại sau hành trình rơi qua khí quyển Trái đất và rơi xuống đất. Chúng có kích thước đa dạng, từ nhà nhỏ như hạt bụi tới tiểu hành tinh nhỏ. Thiên thạch có nguồn gốc từ vật thể lớn hơn, chủ yếu là tiểu hành tinh, nhưng cũng có Mặt Trăng và hành tinh khác như sao Hỏa. Nó có thể là đá, kim loại, hoặc kết hợp cả hai loại.

Hầu hết thiên thạch tan rã hoàn toàn khi lao qua khí quyển Trái đất ở tốc độ hàng chục nghìn kilomet mỗi giờ. Một số rơi xuống đất với tỷ lệ rất nhỏ. Theo NASA, ước tính gần 50 tấn vật liệu thiên thạch rơi xuống Trái đất mỗi ngày. Nhưng đa số rất nhỏ và rơi xuống đại dương, vốn chiếm 70% bề mặt hành tinh. Khi rơi xuống mặt đất, rất khó để phân biệt thiên thạch với đá bình thường chỉ qua hình dáng. Ở vài nơi như sa mạc cát hoặc băng, thiên thạch dễ phát hiện hơn.

Trường hợp thiên thạch rơi thẳng vào người đầu tiên xảy ra ở Mỹ cách đây gần 70 năm. Trong tai nạn vào tháng 11/1954, Ann Hodges ở Sylacauga, Alabama, bị thiên thạch đá nặng 3,6kg rơi qua mái nhà và va trúng. Tai nạn khiến người Hodges bị thâm tím.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News