Thiên thạch to bằng xe hơi bay sát nhiều vệ tinh của Trái đất

Khoảng cách gần nhất khi thiên thạch 2020 OY4 bay qua Trái đất tương đương với những vệ tinh GSO.

Một thiên thạch với kích thước gần bằng chiếc xe hơi đã bay gần Trái đất vào ngày 28/7, ở khoảng cách tương đương những vệ tinh Quỹ đạo địa đồng bộ (GSO).

Thiên thạch to bằng xe hơi bay sát nhiều vệ tinh của Trái đất
Thiên thạch 2020 OY4 bay qua Trái đất ở khoảng cách gần 40.000km. Thiên thạch này là điểm sáng nhất trong bức hình chụp lại từ kính thiên văn. (Ảnh: Gianluca Masi).

Thiên thạch được đặt tên là 2020 OY4 đã được phát hiện từ ngày 26/7, và tiến đến gần Trái đất nhất vào trưa 28/7 theo giờ Việt Nam ở tốc độ khoảng 44.600km/h, theo Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Thiên thạch này có đường kính gần 3m, và không gây nguy hiểm gì tới Trái đất, nhưng vẫn đi qua quỹ đạo của nhiều vệ tinh GSO.

ESA và trung tâm quan sát thiên thạch của NASA đều đưa ra khoảng cách thiên thạch 2020 OY4 đến sát Trái đất, nhưng số liệu của hai cơ quan này có một chút khác biệt. NASA cho rằng thiên thạch đã tiến tới cách Trái đất khoảng 41.400km, tức ngay bên ngoài vòng quỹ đạo GSO. Tuy nhiên, ESA thì cho rằng khoảng cách là 35.170km, vừa đủ để va chạm với những vệ tinh bay xa Trái đất nhất.

"Tất nhiên, không có nguy cơ nào xảy đến với hành tinh của chúng ta", nhà thiên văn học Gianluca Masi của đài quan sát Ceccano, Italy chia sẻ.

Trong bức hình mà ông Masi chụp được thiên thạch 2020 OY4 vào ngày 27/7, thiên thạch này trông sáng hơn hẳn so với những đường sao xung quanh.

"Kính thiên văn đi theo chuyển động của thiên thạch, do vậy các ngôi sao trở thành những đường sáng dài. Thiên thạch sáng rõ ở trung tâm bức ảnh, và được chú thích bằng một mũi tên", ông Masi giải thích thêm.

Những thiên thạch với kích thước như 2020 OY4 bay qua Trái đất vài lần mỗi tháng. Vào tháng 6/2019, một thiên thạch lớn hơn một chút đã bay về phía hành tinh chúng ta, nhưng đã bị thiêu rụi khi đi qua bầu khí quyển Trái đất.

Vụ thiên thạch bay gần nhất được ghi nhận năm 2020 diễn ra vào tháng 5. Khi đó, thiên thạch được đặt tên 2020 JJ đã bay qua Thái Bình Dương ở khoảng cách 7.000km tới Trái đất. Đây được coi là một trong những lần thiên thạch bay sát Trái đất nhất trong lịch sử.

2020 JJ cũng chỉ được phát hiện khi nó đã bay gần ngang Trái đất. Khoảng cách 7.000 km lọt vào nhóm 10 thiên thạch bay gần Trái đất nhất từ năm 2004. Kích thước của 2020 JJ ước tính khoảng 2,7-6 m, tương đương một mảnh rác vũ trụ. Kể cả khi có tiến về phía Trái đất, thiên thạch này cũng sẽ bị cháy hết trong bầu khí quyển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao trong tấm ảnh Mặt Trời của NASA chụp lại có một hình vuông đen ngòm như thế này?

Tại sao trong tấm ảnh Mặt Trời của NASA chụp lại có một hình vuông đen ngòm như thế này?

Trí tưởng tượng của con người vẫn cứ phong phú vô cùng.

Đăng ngày: 29/07/2020
Phát hiện khắp thế giới mảnh vỡ của hành tinh y hệt Trái đất

Phát hiện khắp thế giới mảnh vỡ của hành tinh y hệt Trái đất

Một gia đình thiên thạch được tìm thấy rải rác khắp nơi trên thế giới đã dần được kết nối và lộ diện cơ thể mẹ chính là một hành tinh y hệt Trái đất, nhưng xưa hơn hàng tỉ tuổi.

Đăng ngày: 29/07/2020
Tàu Trung Quốc chụp Trái đất từ khoảng cách 1,2 triệu km

Tàu Trung Quốc chụp Trái đất từ khoảng cách 1,2 triệu km

Thiên Vấn 1, tàu vũ trụ khám phá sao Hỏa đầu tiên của Trung Quốc phóng hôm 23/7, gửi về bức ảnh đầu tiên chụp Trái Đất và Mặt Trăng.

Đăng ngày: 29/07/2020
Bí ẩn

Bí ẩn "mặt trăng nam châm" to hơn hành tinh, nhìn thấy từ Trái đất

Cuộc thăm dò mới của NASA đã hé lộ nhiều chi tiết đáng kinh ngạc từ Ganymede, mặt trăng to nhất của Hệ Mặt Trời, quay quanh gã khổng lồ khí Sao Mộc.

Đăng ngày: 28/07/2020
Vệ tinh của Elon Musk gây nhiều phiền toái cho giới thiên văn

Vệ tinh của Elon Musk gây nhiều phiền toái cho giới thiên văn

Khởi động từ tháng 2/2018, dự án Starlink của SpaceX đã phóng thành công 540 vệ tinh Internet ra quỹ đạo Trái đất.

Đăng ngày: 28/07/2020
Tương lai gần, chúng ta sẽ sớm được ăn củ cải Mặt trăng

Tương lai gần, chúng ta sẽ sớm được ăn củ cải Mặt trăng

Nhà khoa học của NASA Max Coleman đã cố gắng tìm hiểu xem liệu có thể trồng củ cải trong đất Mặt trăng hay không và đã thực hiện thí nghiệm ngay… trong nhà bếp của mình.

Đăng ngày: 28/07/2020
Sự thật chết chóc về tín hiệu ánh sáng từ không gian Trái đất bắt được

Sự thật chết chóc về tín hiệu ánh sáng từ không gian Trái đất bắt được

Vào tháng 12/2019, một thứ gì đó nhấp nháy như tín hiệu ánh sáng từ chòm sao Draco đã lọt vào ống kính thiên văn của người Trái Đất. Nay nó đã được giải mã.

Đăng ngày: 28/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News