Thời gian trên Mặt trăng lệch bao nhiêu so với Trái đất?

Một nghiên cứu mới đã tính toán chính xác thời gian trên Mặt trăng trôi nhanh như thế nào so với thời gian trên Trái đất và khối tâm của Hệ Mặt trời.

Nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực thuộc Viện Công nghệ California (Mỹ) đã tính toán tốc độ tương đối của thời gian trên bề mặt Mặt trăng, Trái đất và khối tâm của Hệ Mặt trời - nơi được các hành tinh, vệ tinh và ngôi sao trong Hệ Mặt trời quay quanh.

Thời gian trên Mặt trăng lệch bao nhiêu so với Trái đất?
Các nhiệm vụ trong tương lai trên Mặt trăng đòi hỏi cần phải có Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT) - (Ảnh: NASA).

Họ tính được thời gian trên bề mặt Mặt trăng trôi nhanh hơn 0,0000575 giây/ngày so với trên bề mặt Trái đất. Hiểu nôm na là phải mất 100.000 ngày (hoặc khoảng 274 năm) để một người trên Mặt trăng già hơn 5,75 giây so với người trên Trái đất.

Nếu không có tính toán này, các sứ mệnh khám phá Mặt trăng trong tương lai có thể gặp vấn đề đáng kể, theo trang IFLScience ngày 10-7.

Hiện tại không có múi giờ thống nhất nào trên vệ tinh của Trái đất. Đây là vấn đề đối với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các cơ quan vũ trụ khác, vì con người muốn đặt căn cứ trên Mặt trăng và sao Hỏa.

Các sứ mệnh không người lái dùng giờ tương ứng với xuất xứ của tàu vũ trụ thực hiện nhiệm vụ, trong khi các sứ mệnh Apollo sử dụng Giờ trôi qua trên mặt đất (GET) - tính từ thời điểm phóng. Khi Mặt trăng đông đúc hơn (với robot và sau đó có thể là con người) sẽ phát sinh một số vấn đề mà Mỹ hy vọng có thể giải quyết bằng cách thiết lập Giờ Mặt trăng phối hợp (LTC).

Theo nghiên cứu mới, việc thiết lập giờ chuẩn Mặt trăng là điều cần thiết để đồng bộ các hoạt động và cách vận hành của những tàu đổ bộ, xe thám hiểm tự hành và tàu quay quanh quỹ đạo trên Mặt trăng. Đặc biệt các hoạt động kết nối, cất và hạ cánh của tàu vũ trụ đòi hỏi thời gian chính xác cực cao.

Vẫn chưa thiết lập Giờ Mặt trăng

Dù nghiên cứu mới đã tính toán chính xác thời gian trên Mặt trăng so với Trái đất, song NASA và các cơ quan vũ trụ khác sẽ cần phải thảo luận nhiều hơn nữa trước khi chính thức thiết lập Giờ Mặt trăng phối hợp.

Trước đó vào đầu tháng 4, người đứng đầu Văn phòng Chính sách khoa học và công nghệ Mỹ (OSTP) đã gửi một bản ghi nhớ yêu cầu NASA làm việc với các cơ quan khác trong và ngoài nước để thiết lập hệ quy chiếu lấy Mặt trăng làm chuẩn.

NASA sẽ có thời hạn đến cuối năm 2026 để thiết lập Giờ Mặt trăng phối hợp (LTC) - khung tham chiếu thời gian hoàn toàn lấy Mặt trăng làm trung tâm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các phi hành gia bị mắc kẹt trên ISS tin tưởng Starliner sẽ đưa họ về nhà

Các phi hành gia bị mắc kẹt trên ISS tin tưởng Starliner sẽ đưa họ về nhà

Hai phi hành gia Mỹ bị mắc kẹt tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 10/7 cho biết họ tin tưởng chiếc Boeing Starliner đang gặp sự cố sẽ sớm đưa họ về nhà, cho dù vẫn " có thể" gặp những yếu tố rủi ro.

Đăng ngày: 12/07/2024
Kế hoạch kinh tế vũ trụ của Trung Quốc gây chú ý

Kế hoạch kinh tế vũ trụ của Trung Quốc gây chú ý

Trung Quốc và Mỹ đang trong cuộc đua gay cấn nhằm thiết lập các căn cứ và bắt đầu khai thác tài nguyên từ mặt trăng, các tiểu hành tinh và hơn thế nữa.

Đăng ngày: 11/07/2024
NASA triển khai nghiên cứu đầu tiên về sóng vô tuyến Mặt trời

NASA triển khai nghiên cứu đầu tiên về sóng vô tuyến Mặt trời

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ đưa thiết bị Thí nghiệm giao thoa sóng vô tuyến CubeSat (CURIE) vào quỹ đạo, nhằm khám phá xuất phát điểm của sóng vô tuyến từ Mặt trời.

Đăng ngày: 11/07/2024
Tại sao hầu hết đường cao tốc ở Trung Quốc đều được xây dựng theo đường cong thay vì thẳng?

Tại sao hầu hết đường cao tốc ở Trung Quốc đều được xây dựng theo đường cong thay vì thẳng?

Trung Quốc nổi tiếng với mạng lưới đường cao tốc hiện đại và rộng khắp, trong đó nhiều tuyến đường uốn lượn ngoạn mục qua những địa hình phức tạp.

Đăng ngày: 10/07/2024
Cơ quan Vũ trụ châu Âu lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Ariane 6

Cơ quan Vũ trụ châu Âu lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Ariane 6

Vụ phóng tên lửa mạnh nhất của ESA đã diễn ra suôn sẻ trong điều kiện thời tiết đẹp vào lúc 19h ngày 9/7 mang theo hy vọng của lục địa này về việc giành lại quyền tiếp cận không gian độc lập.

Đăng ngày: 10/07/2024
Vệ tinh Thiên văn Trung Quốc - Pháp phát hiện 3 vụ nổ tia gamma đầu tiên

Vệ tinh Thiên văn Trung Quốc - Pháp phát hiện 3 vụ nổ tia gamma đầu tiên

Chỉ trong vòng hai tuần sau khi phóng thành công, Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp đã hoàn thành thử nghiệm khởi động tải và đã phát hiện 3 vụ nổi tia gamma đầu tiên.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những vụ nổ từ mặt trời tàn phá tầng ozone và làm tăng bức xạ trên Trái đất

Những vụ nổ từ mặt trời tàn phá tầng ozone và làm tăng bức xạ trên Trái đất

Cực quang đáng chú ý vào đầu tháng 5 vừa qua đã chứng minh sức mạnh mà các cơn bão mặt trời có thể phát ra dưới dạng bức xạ, nhưng đôi khi mặt trời còn có sức tàn phá lớn hơn nhiều.

Đăng ngày: 09/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News