Thói quen vắt chanh vào đồ ăn nóng gây tranh cãi

Trong khi nhiều người cho rằng phải vắt chanh vào bún, phở... mới ngon, các chuyên gia ẩm thực Ấn Độ nói nước nóng sẽ phá hủy vitamin C trong chanh.

Vắt chanh vào đồ ăn nóng, đặc biệt là các món nước như bún, phở... là chủ đề "hot" trên các diễn đàn ẩm thực trong nước những ngày gần đây, sau khi chuyên gia ẩm thực người Ấn Độ Juhi Kapoor khuyên tránh vắt chanh vào thức ăn nóng.

Juhi Kapoor nói sử dụng chanh trong ăn uống hàng ngày là một thói quen tốt vì chanh chứa nhiều vitamin C - chất dinh dưỡng thiết yếu cơ thể cần nạp mỗi ngày. Do cơ thể không dự trữ hoặc tự sản xuất vitamin C nên việc bổ sung chúng rất quan trọng để có sức đề kháng tốt, thậm chí có thể tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, theo cô, nhiều người chưa hiểu hết về vitamin C - chất rất nhạy cảm, dễ bị phá hủy bởi nhiệt. "Đó là lý do bạn không nên cho nước chanh vào thức ăn nóng hổi hay đang đun nóng", Juhi nói thêm. Thực tế, không ít người có xu hướng vắt chanh trong khi nấu các món nóng như cà ri, trà chanh... Vô tình, hành động này khiến vitamin C trong chanh bị mất đi và thức ăn lúc này chỉ có vị chua, không có vitamin C. Thay vào đó, bạn hãy để thức ăn nguội rồi mới vắt chanh vào.

Thói quen vắt chanh vào đồ ăn nóng gây tranh cãi
Phở ở Sài Gòn. (Ảnh: Instagram openmymindforfood)

Giáo sư, tiến sĩ Savinder Kaur, Phó trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Lovely Professional University (Ấn Độ) cũng đồng ý kiến với Juhi Kapoor. Ông cho biết chanh là một trong những loại thực phẩm cung cấp vitamin C dồi dào, giúp hấp thụ sắt khi thêm vào chế độ ăn uống. Thế nhưng, Vitamin C hay axit ascorbic rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng. Nó có thể bị phân hủy ở 30 độ C và mức phân hủy cao nhất ở 85-95 độ C. Do vậy, vắt chanh vào thức ăn nóng có thể phá hủy vitamin C và hoạt động enzym của nó.

Ý kiến này đã gây tranh cãi trên các hội nhóm ẩm thực, du lịch tại Việt Nam, bởi vắt chanh vào bát bún, phở... nghi ngút khói là sở thích ăn uống của rất nhiều người. Số đông thực khách cho rằng không thể chờ bún, phở nguội mới vắt chanh vào do các món nước phải ăn nóng mới ngon, ấm bụng, nhất là vào những buổi sáng trời se lạnh. "Tôi biết vắt chanh vào phở là sai. Tôi rất sợ sai, nhưng mất ngon mới là điều tôi sợ nhất", tài khoản facebook Long life stories bình luận. Song song đó, nhiều người nói không thiếu cách bổ sung vitamin C như uống nước cam, chanh, thực phẩm chức năng... không nhất thiết phải nạp từng chút vitamin C trong lát chanh nhỏ xíu khi vắt vào bát phở.

Thói quen vắt chanh vào đồ ăn nóng gây tranh cãi
Quán phở không phục vụ kèm chanh ở Hà Nội. (Ảnh: Parsley).

Bên cạnh đó, cũng có không ít người ủng hộ ý kiến của các chuyên gia, nhắc đến một quán phở vốn quen thuộc với dân sành ẩm thực Hà Nội, nơi không bao giờ phục vụ kèm chanh. Thực khách ghé đây muốn ăn phở có chút vị chua có thể nêm một thìa giấm tỏi. Nhiều người cho rằng vắt chanh vào phở nóng không chỉ phá hủy vitamin C mà còn làm mất đi vị thơm của thịt bò và mùi nước dùng nguyên bản.

Vitamin C rất quan trọng đối với sức khỏe và làm đẹp, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện quá trình hấp thụ sắt, cho làn da sáng, tóc, mắt khỏe mạnh... Vì thế, mỗi người nên nạp vitamin C mỗi ngày với liều lượng vừa phải dựa trên tình trạng sức khỏe.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ứng dụng của ADN trong cuộc sống thường ngày có thể nhiều người chưa biết

Ứng dụng của ADN trong cuộc sống thường ngày có thể nhiều người chưa biết

Vì ADN có chức năng chứa đựng thông tin di truyền nên nó có thể ứng dụng nhiều vào thực tế để phục vụ cho cuộc sống của con người.

Đăng ngày: 10/10/2022
Phát hiện hạt độc hại trong não và phổi thai nhi

Phát hiện hạt độc hại trong não và phổi thai nhi

Hàng nghìn hạt carbon đen siêu nhỏ đã được tìm thấy trong phổi, gan và não của gần 100 thai nhi, sau khi thai phụ hít phải không khí ô nhiễm trong quá trình mang thai.

Đăng ngày: 10/10/2022
Top 8 lý do khiến bạn ho mãi không dứt

Top 8 lý do khiến bạn ho mãi không dứt

Nếu bạn bị ho trong nhiều tuần nhưng không chắc có bị bệnh hay không, bạn có thể đang mắc chứng ho mãn tính.

Đăng ngày: 09/10/2022
Ca bệnh Down đầu tiên trong lịch sử nhân loại được phát hiện từ khi nào?

Ca bệnh Down đầu tiên trong lịch sử nhân loại được phát hiện từ khi nào?

Trung bình cứ 700 trẻ mới sinh trên toàn thế giới thì có một trẻ mắc hội chứng Down. Bạn có bao giờ thắc mắc căn bệnh này xuất hiện từ khi nào?

Đăng ngày: 08/10/2022
WHO cảnh báo về 4 loại syrup ho sau cái chết của 66 trẻ em ở Gambia

WHO cảnh báo về 4 loại syrup ho sau cái chết của 66 trẻ em ở Gambia

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về 4 loại syrup trị ho và cảm lạnh do Maiden Pharmaceuticals ở Ấn Độ sản xuất, nghi ngờ chúng liên quan đến cái chết của 66 trẻ em ở Gambia.

Đăng ngày: 07/10/2022
Phát hiện nhóm máu mới được mệnh danh là

Phát hiện nhóm máu mới được mệnh danh là "siêu máu"

Nhóm máu mới được đặt tên là " Er". Nó có thể giúp bác sĩ xác định và điều trị một số bệnh hiếm gặp do không tương thích máu.

Đăng ngày: 07/10/2022
Hàng triệu bệnh nhân sốt rét sẽ được cứu sống nhờ nghiên cứu đột phá này

Hàng triệu bệnh nhân sốt rét sẽ được cứu sống nhờ nghiên cứu đột phá này

Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển và thử nghiệm một loại vaccine có thể biến đổi gene ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, giúp con người tránh nhiễm căn bệnh này khi bị muỗi đốt.

Đăng ngày: 06/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News