Thử nghiệm sống trên sao Hỏa tròn một năm
Hôm nay vừa tròn một năm ngày 6 phi hành gia bước vào mô hình như thật con tàu không gian tại Matxcơva mô phỏng một chuyến bay liên tục trong 520 ngày tới sao Hỏa.
>> Lều dành cho cuộc sống trên sao Hỏa
>> 'Người đến từ sao Hỏa' trò chuyện tại Việt Nam
Cuộc thử nghiệm của Cơ quan không gian châu Âu (ESA) và viện Y sinh Nga có tên là Mars 500, được thiết kế để kiểm nghiệm cách con người đối phó với những căng thẳng trong một chuyến đi dài gần hai năm đến hành tinh đỏ.
Đoàn phi hành gia gồm có 3 người Nga, một người Trung Quốc, một người Pháp và một người Italy đang cùng sống và làm việc theo một thời gian biểu hết sức nghiêm ngặt kể từ khi họ bước vào không gian chật hẹp của mô hình con tàu vũ trụ đặt tại Matxcơva từ tháng 6/2010.
Đoàn phi hành gia thực hiện dự án Mars 500. Ảnh: Rianovosty
Với việc hạn chế liên lạc ra bên ngoài, không được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, tình trạng sức khỏe và tâm lý của các phi hành gia được kiểm tra thường xuyên. Nhóm phi hành đoàn đã trải qua 250 ngày của cuộc thử nghiệm trước khi thực hiện nhiệm vụ trên một bề mặt sao Hỏa mô phỏng trong thời gian 30 ngày. Hiện họ đang trên chuyến bay "trở về" Trái Đất.
Nhà du hành vũ trụ, giáo sư Boris Morukov, người đang chỉ đạo dự án này từ "trạm điều khiển trên mặt đất" cho biết: "Các chàng trai đang làm việc cùng nhau và cảm thấy rất thoải mái. Quan trọng nhất là họ không có bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài", ông nói.
"Đoàn phi hành gia đang tự điều khiển những hệ thống hỗ trợ rất phức tạp. Có thể nói rằng họ đang thực hiện một chuyến bay của riêng mình", Riavonosty dẫn lời ông Morukov.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà du hành vũ trụ thử nghiệm một nhiệm vụ dài hơi như thế này. Năm 1999, một cuộc thử nghiệm tương tự được thực hiện tại một kho chứa hàng ở Matxcơva đã gặp thất bại sau khi một thuyền trưởng người Nga hôn một phụ nữ Canada và hai phi hành gia khác gây ra một vụ ẩu đả.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
