Thủ phạm thải phân khiến cá sông châu Phi chết ngạt
Đàn cá trên sông Mara tại châu Phi chết hàng loạt vào mỗi mùa mưa do lượng phân khổng lồ mà những con hà mã thải ra ở thượng nguồn.
Các nhà nghiên cứu tìm ra hiện tượng cá chết vì phân hà mã khi chú ý đến xác cá phơi trên bờ sông khi nước sông dâng cao sau trận mưa lớn, theo Science Alert. Sau vài năm tiến hành hàng loạt kiểm tra, họ có thể xác định nguyên nhân là nước đổ xuống từ thượng nguồn, nơi hà mã cư trú. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm qua trên tạp chí Nature Communications.
Phân hà mã gây ra hiện tượng thiếu oxy trong nước, khiến cá chết hàng loạt trên sông Mara. (Ảnh minh họa: iStock).
"Tổng cộng, hà mã trên sông Mara thải ra khoảng 8.500kg phân chứa thực vật tiêu hóa một phần ra sông mỗi ngày”, Emma Rosi, nhà sinh thái học ở Viện Nghiên cứu Sinh thái Cary, giải thích. “Chúng tôi rất quan tâm đến ảnh hưởng của dòng chất thải hữu cơ và chất dinh dưỡng khổng lồ này tới đời sống thủy sinh".
Nhóm nghiên cứu mất ba năm quan sát, trong đó họ theo dõi hóa chất trong nước từ 171 khu vực hà mã sinh sống và phần còn lại của dòng sông, để tìm câu trả lời. Do hà mã quá nguy hiểm đối với con người, họ phải sử dụng thuyền điều khiển từ xa mang theo cảm biến để kiểm tra các khu vực.
Khi hà mã bài tiết, phân của chúng chìm xuống đáy sông. Khi lượng lớn phân phân hủy, vi khuẩn tiêu hóa phân cũng sử dụng oxy trong nước, gây ra hiện tượng khử oxy. Ngoài ra, hoạt động vi khuẩn cũng sinh ra các hóa chất như amoni, hydro sulfua, methane, và carbon dioxid, hai trong số đó có thể rất độc hại với cá.
Tình trạng này vẫn ổn định khi nước không chảy khỏi khúc sông nơi hà mã sinh sống. Nhưng vấn đề lớn xảy ra khi mưa nặng hạt tạo ra dòng chảy ồ ạt cuốn trôi nước thiếu oxy xuống hạ nguồn, tới môi trường sống của các loài cá. Dòng nước thiếu oxy đột ngột dồn đến có thể làm giảm oxy trong nước sông tại hạ nguồn, khiến cá chết ngạt.
Trong ba năm, nhóm nghiên cứu do nhà sinh thái học Christopher Dutton ở Đại học Yale, đứng đầu, ghi chép về dòng chảy tràn khi nước sông chảy nhanh gấp đôi tốc độ thông thường, 49 trong số đó có lượng oxy giảm mạnh tới mức đủ thấp để giết chết cá hàng chục lần. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh đây là quá trình tự nhiên. Không chỉ làm sạch dòng sông, dòng chảy tràn còn cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động vật khác sinh sống trong vùng như chim và cá sấu.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
