Thức ăn tác động mạnh mẽ đến đường ruột như thế nào?
Có hàng nghìn tỉ vi khuẩn, virus, và nấm mốc sống trên và bên trong cơ thể, do đó duy trì mối quan hệ tốt với nhóm sinh vật này rất có lợi cho cơ thể chúng ta. Trong đường ruột cũng vậy, tất cả những loài vi sinh vật này tạo nên một hệ sinh thái đường ruột vô cùng phong phú thực hiện nhiều chức năng cho cơ thể.
Vi khuẩn đường ruột có khả năng phân giải thức ăn khó tiêu đối với cơ thể, tạo ra dưỡng chất cần thiết, điều hòa hệ miễn dịch, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh có hại. Dù chưa xác định chính xác được những loại vi khuẩn nào có lợi giúp cho đường ruột khỏe mạnh, nhưng chúng ta biết điều cần thiết đối với một hệ vi sinh tốt là nó phải đa dạng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột bao gồm môi trường sống phù hợp, các loại thuốc kháng sinh và thậm chí cả việc chúng ta có được sinh ra như thế nào cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nhưng trên hết, chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến thể trạng của đường ruột. Dù không thể kiểm soát hết tất cả các yếu tố nhưng ta vẫn có thể duy trì sự cân bằng hệ vi sinh bằng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Chất xơ từ các loại thực phẩm như hoa quả, rau, đậu, ngũ cốc là loại thức ăn tốt nhất cho vi khuẩn đường ruột. Khi vi khuẩn tiêu hóa chất xơ, chúng sẽ tạo ra acid béo chuỗi ngắn giúp củng cố thành ruột, cải thiện chức năng miễn dịch, giúp phòng ngừa viêm ruột qua đó giảm nguy cơ ung thư. Và một điều hiển nhiên là bạn càng ăn nhiều chất xơ thì càng có nhiều vi khuẩn tiêu hóa chất xơ sống trong ruột của bạn.
Theo một nghiên cứu gần đây, người ta đã đổi chế độ ăn giữa 2 nhóm người: nhóm người Nam Phi ăn nhiều chất xơ và nhóm người Mĩ gốc Phi ăn nhiều thịt và chất béo. Chỉ sau hai tuần đã có sự thay đổi rõ rệt, nhóm người Nam Phi sau khi ăn chế độ ít xơ nhiều béo cho thấy dấu hiệu sụt giảm lượng Butyrate - một loại acid béo chuỗi ngắn được cho là làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Trong khi đó, nhóm người Mĩ khi đổi qua chế độ ăn nhiều xơ và ít béo lại cho kết quả trái ngược.
Vậy khi ta ăn đồ chế biến sẵn, ít chất xơ thì đường ruột sẽ gặp vấn đề gì? Ít chất xơ đồng nghĩa với ít thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, đồng nghĩa với việc vi khuẩn sẽ không còn thức ăn và chết dần. Điều này khiến hệ vi sinh mất cân bằng, những loại vi khuẩn khác sẽ sinh sôi nhiều hơn, không những thế các vi khuẩn không có thức ăn sẽ bị đói và tấn công lớp màng nhầy ở thành ruột.
Qua quan sát các nhà khoa học biết được thức ăn có tác động mạnh mẽ đến hệ vi sinh đường ruột. Một nghiên cứu về hệ vi sinh cho thấy hoa quả, rau, trà, cà phê, rượu vang đỏ và sôcôla đen đều giúp gia tăng tính đa dạng vi sinh vật. Mặt khác, thức ăn giàu chất béo, như sữa tươi nguyên kem hay nước ngọt có ga làm suy giảm tính đa dạng hệ vi sinh đường ruột.
Cách chế biến thực phẩm cũng quan trọng và góp phần ảnh hưởng đến đường ruột của bạn. Những thực phẩm tươi sống được sơ chế nhìn chung sẽ tốt hơn vì chứa nhiều chất xơ, vì thế các món hấp, xào, rau sống nhìn chung sẽ có lợi cho cơ thể hơn các món rán, chiên.
Ngoài ra, có những cách chế biến thức ăn giúp bổ sung lợi khuẩn cho ruột như thực phẩm lên men tự nhiên chứa rất nhiều lợi khuẩn có ích như Lactobacillus và Bifidobacteria. Ví dụ như các món ăn gồm kim chi, dưa cải, sữa chua,… mang lại sự đa dạng và bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột chúng ta. Ngược lại, những loại sữa quá nhiều đường thật sự không có lợi.
Đây chỉ là một số nguyên tắc chung. Cần có nhiều nghiên cứu nữa trước khi ta biết chính xác từng loại thực phẩm sẽ tương tác như thế nào với hệ sinh thái đường ruột và các mối liên hệ phức tạp xảy ra, vì bên trong đường ruột là nơi rất khó để quan sát trực tiếp.
Dù chỉ mới bắt đầu khám phá thế giới bên trong ruột, nhưng dù sao cũng mang lại cho ta cái nhìn sơ bộ về sự cần thiết của hệ vi sinh với sức khỏe. Đừng lo vì chúng ta có thể xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng chế độ ăn nhiều chất xơ, thực phẩm tươi và lên men. Hãy nhớ rằng, nếu đường ruột khỏe, cơ thể của bạn cũng trở nên khỏe mạnh.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?
Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
