Thực phẩm nào dễ bị nhiễm khuẩn nhất?
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm cho biết, thực phẩm nào cũng có nguy cơ gây ngộ độc. Vì thực phẩm là món ăn cho người nhưng cũng là “món ăn” cho vi sinh vật.
“Con người muốn tránh ngộ độc thì phải phòng ngừa, hạn chế không để vi sinh vật nhiễm vào. Còn bảo quản không tốt để vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm thì sẽ gây ngộ độc”, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Theo ông, dẫu thực phẩm nào cũng có nguy cơ gây ngộ độc nhưng thực phẩm giàu protein (thịt) sẽ nhiều hơn và nguy hiểm hơn. Thịt các loại (thịt sống, thịt chín) đều rất dễ bị nhiễm.
Thịt các loại đều rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Trong đó, thịt đông lạnh và thịt tươi về nguyên tắc nhiễm khuẩn như nhau. PGS Thịnh cũng nhấn mạnh, nếu thịt tươi không bị nhiễm khuẩn sau đó cho vào đông lạnh thì vẫn tốt nhưng thịt tươi đã bị nhiễm, vi khuẩn đã phát triển tích luỹ, chất độc nằm trong đó rồi thì có đưa vào trong tủ lạnh thì chúng vẫn nằm trong đó.
Đối với khuẩn Salmonella phát triển chậm, do đó dù có cho vào tủ lạnh thì chúng vẫn phát triển.
“Thịt nhiễm khuẩn Salmonella nếu để ngăn mát tủ lạnh thì phát triển chậm hơn so với bên ngoài nhưng nhanh hơn để trên ngăn đá. Còn để ở ngoài thì phát triển nhanh hơn trong ngăn mát. Đáng ngại là, loại khuẩn Salmonella không nhìn được bằng mắt thường nên vi khuẩn này chủ yếu là phòng”, PGS. TS Duy Thịnh cho hay.
Theo ông, bằng mắt thường chỉ phát hiện một số loại thực phẩm nhiễm vi khuẩn Ecoli, Coliform gây mùi (hôi, thối). Nếu thực phẩm nhiễm 2 vi khuẩn này thì càng hỏng càng thối nhưng Salmonella không gây mùi hôi, không gây mùi thối.
“Do đó, con vi khuẩn này chủ yếu là phòng, nếu để nhiễm vào rồi thì mắt thường không phát hiện được. Do đó để phòng tránh phải chọn thịt tươi, thịt mới được mổ làm sạch gói lại cất tủ đá nếu để lâu, ăn ngay cũng để trong tủ mát thì sẽ hạn chế rất nhiều bị nhiễm Salmonella”, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Trong khi đó, từ kinh nghiệm ăn uống của bản thân, một chuyên gia dinh dưỡng cho rằng để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt ở các bếp ăn tập thể việc đầu tiên phải kiểm soát được đầu vào từ khâu thu mua thực phẩm có đảm bảo an toàn hay không (thịt mua buổi sáng khác với thịt ế buổi chiều) cho đến quá trình lưu trữ (tủ mát, tủ đông) có đảm bảo hay không; tiếp đến việc chế biến có đảm bảo nấu chín không?...
Đối với rau cỏ cũng phải được rửa sạch, tối thiểu 3 lần dưới nước sạch. Ông cũng lưu ý, người dân nên mùa nào ăn thức ấy đỡ bị thuốc hoá học nhiều nhất. Theo đó, nên sử dụng rau củ, quả (củ cải, mướp đắng, cà rốt, su hào..) đỡ nhiễm hơn những loại rau có lá.
Các chuyên gia nhấn mạnh, vi khuẩn Salmonella có thể xâm nhập rất nhanh qua thành ruột non vào máu và gây tác động toàn thân suy kiệt rất nhanh. Nhất là với trẻ em có sức đề kháng kém khi nhiễm độc sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều… Salmonella phát triển trong nước rã đông của thịt gia cầm đông lạnh, do đó phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc nấu chín kỹ thức ăn, và tuyệt đối không được cấp đông đi, cấp đông lại nhiều lần thực phẩm vì khuẩn Salmonella có sức sống rất dai và dễ dàng sinh xôi nảy nở cả ở môi trường nóng và lạnh. |

Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe
Với nguồn gốc từ Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước và được gọi là “the mother grain” của Inca, quinoa đến nay vẫn xứng đáng với cái tên “siêu thực phẩm”.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
