Thuốc chứa vàng có thể chống lại siêu vi khuẩn

Vi khuẩn với khả năng kháng các loại kháng sinh hiện tại có thể bị tiêu diệt nhờ những loại thuốc mới chứa hợp chất vàng.


Thuốc chứa vàng có tiềm năng chống lại các siêu vi khuẩn. (Ảnh: Deposit).

Nhóm chuyên gia từ Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) thu được kết quả khả quan khi nghiên cứu 19 hợp chất vàng chống lại một số loại vi khuẩn kháng đa thuốc, New Atlas hôm 11/4 đưa tin. Những mẫu vi khuẩn này được lấy từ bệnh nhân, có thể chống lại nhiều loại kháng sinh. Nghiên cứu mới dự kiến được trình bày chi tiết tại Hội nghị Vi sinh Lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu diễn ra ở Copenhagen ngày 15 - 18/4.

Với đặc tính kháng khuẩn, đây không phải lần đầu tiên vàng được giới thiệu là phương thuốc tiềm năng. Các nhà khoa học từng nghiên cứu riêng về hạt nano vàng, đồng thời kết hợp với phương pháp điều trị bằng ánh sáng hồng ngoại để chống nhiễm trùng.

Kháng sinh kim loại (metalloantibiotic) - hợp chất có ion vàng ở lõi - có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn vi khuẩn thích nghi để kháng thuốc. "Các phức hợp vàng sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để diệt khuẩn. Chúng ngăn chặn các enzyme hoạt động, phá vỡ chức năng của màng vi khuẩn và phá hoại ADN", Sara Soto Gonzalez, chuyên gia tại ISGlobal cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các hợp chất vàng chống vi khuẩn như: Staphylococcus aureus hay tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA), Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa hay trực khuẩn mủ xanh, Stenotrophomonas maltophilia, Acinetobacter baumannii và vi khuẩn gây viêm phổi.

Họ phát hiện bằng chứng cho thấy hiệu quả cao chống lại MRSA và Staphylococcus epidermidis ở 16 trong 19 hợp chất vàng. Ngoài ra, có 16 hợp chất hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gram âm - loại có khả năng kháng các loại kháng sinh hiện nay cao nhất.

Dù vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, nhóm nghiên cứu cho biết, việc phát triển loại kháng sinh mới sẽ không khó khăn hay tốn kém. "Loại phức hợp vàng mà chúng tôi nghiên cứu, gọi là phức hợp vàng (III), chế tạo tương đối đơn giản và không tốn kém. Chúng cũng có thể dễ dàng điều chỉnh, nhờ đó cung cấp phạm vi phát triển thuốc rộng lớn", Soto Gonzalez nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 3 loại thịt được mệnh danh là

Top 3 loại thịt được mệnh danh là "khắc tinh" của bệnh mỡ máu và huyết áp cao, giá lại rẻ

Các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn nên ăn thịt đỏ ở một lượng vừa phải. Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ những loại thịt tốt cho sức khỏe hơn.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Loại rau được mệnh danh

Loại rau được mệnh danh "rau hoàng đế", rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được

Măng tây là loại rau cao cấp được có nguồn gốc từ châu Âu, nhập khẩu về Việt Nam. Chính vì thế nó được mệnh danh là "rau hoàng đế".

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News