Tìm vàng nhờ vi khuẩn

Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn là một cách để con người có thể xác định nhanh chóng liệu vàng có trong đất hay không.


Vi khuẩn phân rã vàng thành những hạt nano để chúng có thể thẩm thấu qua đất và đá trước khi tập hợp lại thành cục ở nơi khác. (Ảnh: Discovery).

Discovery News cho biết, các nhà nghiên cứu của Đại học Adelaide, Australia đã khám phá ra rằng quặng vàng thường là sản phẩm của các màng do vi khuẩn tạo nên. Phát hiện này xóa bỏ một quan niệm khá phổ biến, theo đó quặng vàng chỉ được tạo ra nhờ những quy trình địa vật lý.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ADN của các màng vi khuẩn trên những hạt vàng từ mỏ Prophet phía đông nam Queensland, Australia. Họ nhận thấy 90% số vi khuẩn thuộc hai chủng Delftia acidovorans và Cupriavidus metallidurans đều có chung các gene kháng lại độc tính của kim loại nặng.

Trên thực tế, các lớp vi khuẩn có thể phân rã vàng thành những hạt ở cấp độ nano để vàng dịch chuyển qua đất đá rồi kết đặc lại ở vị trí khác. Đồng thời, quá trình trên đôi khi tạo ra loại quặng vàng thứ cấp tinh khiết hơn trong các khe đá.

Đây là lần đầu tiên chúng ta hiểu được cơ chế vàng dịch chuyển trong đất đá. Vi khuẩn hòa tan vàng khiến chúng trôi theo mạch nước ngầm. Quá trình này có thể diễn ra khá nhanh”, Joël Brugger, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Adelaide, tuyên bố.

Trên thực tế, phần lớn các mỏ vàng đang hoạt động là do mở rộng các mỏ vàng cũ được phát hiện từ hàng chục năm trước.

Tìm kiếm những vỉa vàng mới là công việc vô cùng khó khăn. Người ta thường dựa vào các yếu tố ở lớp đất bề mặt, sau đó đào sâu xuống để tìm các khối đá chứa quặng. Phương pháp này đôi khi tỏ ra hiệu quả, có lúc lại không”, Brugger cho biết.

Khám phá mới có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có thể mở ra một phương pháp sử dụng công nghệ cao để tìm vàng. Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn là một cách để nhanh chóng xác định liệu vàng có trong đất hay không. Thậm chí một ngày nào đó, các nhà địa chất có thể sử dụng cảm biến sinh học để phát hiện những vi khuẩn hòa tan vàng.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên số ra tháng 9 của tạp chí Geology.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News