Tiên nữ "ăn thịt" đồng loại
Tiên Nữ, thiên hà duy nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi đứng ở bán cầu bắc, phình to bằng cách nuốt chửng thiên hà nhỏ hơn.
Danh pháp quốc tế của thiên hà Tiên Nữ là Andromeda. Đây là thiên hà xoắn ốc lớn có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Tiên Nữ nằm ở bầu trời phía bắc và gần dải Ngân hà nhất (cách khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng). Chúng ta có thể nhìn thấy thiên hà Andromeda một cách dễ dàng bằng mắt thường trên bầu trời của những khu vực dân cư thưa thớt - nơi ít bị ô nhiễm bởi khói bụi và ánh sáng như ở các thành phố.
![]() |
Thiên hà Tiên nữ (Ảnh: NASA) |
Trong thời gian gần đây một số nhà thiên văn cho rằng Tiên Nữ là thiên hà “ăn thịt” đồng loại. Trong một số nghiên cứu sử dụng kính thiên văn trước đây, các nhà khoa học phát hiện những tàn tích còn sót lại sau những “bữa tiệc” của nó. Những ngôi sao di chuyển tới quá gần Tiên Nữ sẽ bị kéo về phía nó.
“Chúng tôi đã tìm thấy dấu vết của thiên hà lùn bị nuốt chửng một phần xung quanh Tiên Nữ. Đó là dấu hiệu của hiện tượng thôn tính đồng loại”, Alan McConnachie, một nhà khoa học của Viện Vật lý thiên văn Herzberg (Canada), tuyên bố.
Cách đây vài thập kỷ giới thiên văn đã biết rằng các thiên hà nuốt chửng lần nhau. Nhiều cuộc thôn tính diễn ra rất bạo lực và dẫn tới sự hình thành của thiên hà siêu lớn. Nhưng nghiên cứu của McConnachie khác biệt ở chỗ quy mô “ăn thịt” đồng loại của Tiên Nữ quá lớn.
“Những chứng cứ hiện diện ngay trước mắt chúng tôi”, nhà vật lý thiên văn Mike Irwin của Đại học Cambridge (Anh), một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói với AP.
![]() |
(Ảnh: Telegraph) |
Nạn nhân duy nhất của Tiên Nữ là một thiên hà lùn có tên Triangulum (tồn tại khoảng 3 tỷ năm). Nó từng tới quá gần Tiên Nữ và bị kẻ mạnh hơn lấy những ngôi sao.
McConnachie cho biết, Ngân hà và Tiên Nữ đang xích lại gần nhau với vận tốc khoảng 120 km/s. Với khoảng cách 2,5 triệu năm ánh sáng, chúng sẽ va vào nhau trong vài tỷ năm nữa. Sự kiện đó sẽ sắp xếp lại vị trí của các ngôi sao hoặc tạo nên một thiên hà siêu lớn mới.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
