Tiếp tục phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới trong não người

Một cấu trúc giống như lớp màng mà nhân loại chưa từng biết đến đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ chất xám, chất trắng và là trung gian trao đổi chất trong não người.

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) và Trường Đại học Rochester (Mỹ) đã xác định được một cấu trúc mới mà họ đặt tên là "màng giống LYmphatic dưới nhện" (SLYM) trong não người, chỉ dày vài lớp tế bào.


Ảnh đồ họa chỉ ra vị trí của SLYM trong não người - (Ảnh: SCIENCE)

Việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên chuột với kính hiển vi 2 photon và phẫu tích, sau đó kết hợp một số biện pháp khác để xác định lớp màng này cũng tồn tại cả trong não người trưởng thành.

SLYM có tác dụng bảo vệ chất xám và chất trắng và nằm giữa hai màng bảo vệ não khác. Nó chia không gian dưới nhện của não của chúng ta thành hai, nâng tổng số màng đã biết trong não người lên 4.

Ngoài ra SLYM còn đóng vai trò trung gian trao đổi một số chất với lưu lượng thấp, hòa tan giữa các ngăn trong não. Nó dường như cũng là cơ sở của các tế bào miễn dịch đặc biệt cho não, chưa kể việc hỗ trợ hệ thống loại bỏ chất thải của não.

"Các xung sinh lý gây ra bởi hệ tim mạch, hô hấp và thay đổi tư thế đầu liên tục dịch chuyển não bộ trong khoang sọ. SLYM - có thể - giống như các màng trung biểu mô khác, đóng vai trò làm giảm ma sát giữa não và hộp sọ trong các chuyển động như vậy" - các nhà nghiên cứu viết trong bài công bố trên tạp chí Science hôm 5-1.

Những vết rách nhỏ trong SLYM - gây ra bởi chấn thương sọ não - có thể lý giải cho một số triệu chứng lâu dài của tai nạn này, vì cho phép các tế bào miễn dịch từ hộp sọ tiếp cận trực tiếp vào não mà không được hiệu chỉnh để phù hợp với tình trạng của não người, làm tăng viêm.

Vì lớp "áo giáp" não người này chỉ mới được phát hiện nên các nhà khoa học thừa nhận còn rất nhiều việc phải làm để hiểu hết về nó. Các nghiên cứu về SLYM hứa hẹn đem đến nhiều hiểu biết hơn về bệnh học đối với não người, mở đường cho các phương pháp điều trị mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News