Tiết lộ rùng mình từ vật thể "thây ma"
Một "vết sẹo" kim loại bốc hơi được quan sát trên mình một ngôi sao lùn trắng cho thấy số phận của Trái đất khi Mặt trời chết đi.
Theo các tính toán, khoảng 5 tỉ năm sau, Mặt trời của chúng ta sẽ chết đi, điều chắc chắn sẽ tác động đến Trái đất.
Những gì mà các nhà khoa học vừa quan sát thấy ở ngôi sao chết mang tên WD 0816-310 có thể là "lời tiên tri", cho chúng ta thấy được những gì thực sự diễn ra vào thời điểm tương lai đó.
Sao lùn trắng WD 0816-310 mang trên mình những mảnh hành tinh bị nó xé tan, nuốt chửng - (Ảnh đồ họa: ESO)
Theo Science Alert, WD 0816-310 là một ngôi sao lùn trắng, dạng sao tồn tại như một "thây ma". Chúng là những gì còn lại sau khi một ngôi sao như Mặt trời bùng lên thành sao lùn đỏ khi hấp hối, để rồi sụp đổ thành một vật thể nhỏ, nặng, năng lượng cao.
Một số quan sát trước đây cho thấy có hai kịch bản xảy ra đối với tương lai của các hành tinh, khi sao mẹ của chúng biến thành "thây ma".
Một là, chúng sẽ sống sót, tiếp tục quay quanh ngôi sao mẹ, nhưng tất nhiên với nhiều thay đổi môi trường khốc liệt bởi ngôi sao mẹ không còn là một vầng dương tỏa sáng.
Hai là, tàn khốc hơn, chúng sẽ bị ngôi sao mẹ nuốt mất trong giai đoạn bùng to lên thành sao khổng lồ đỏ.
"Bây giờ chúng tôi phát hiện ra rằng từ trường của ngôi sao đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, dẫn đến vết sẹo trên bề mặt sao lùn trắng" - nhà thiên văn học Stefano Bagnulo từ Đài thiên văn và Cung thiên văn Armagh (Ireland) cho biết.
"Vết sẹo" kim loại đó là tất cả những gì còn lại của một - hoặc những - hành tinh bị sao mẹ nuốt chửng.
Dấu vết của natri, magie, canxi, crom, mangan, sắt và niken là những gì chứng tỏ đó là phần cơ thể của hành tinh, chứ không phải của ngôi sao. Dựa trên các phép đo, ít nhất sao lùn trắng này phải nuốt một hành tinh hoặc hành tinh lùn có đường kính 500 km.
Một điều đáng ngạc nhiên nữa là ngôi sao lùn tắng đã không thể trộn đều vật chất của nó và những "đứa con" nó đã nuốt, mà giữ chúng như những mảng giáp được khảm vào ngôi sao, giữ chặt bởi từ trường.
Thú vị hơn, đó có thể là hình ảnh tương lai của Trái đất. Theo các tính toán trước đây, khi Mặt trời của chúng ta bùng lên thành sao lùn đỏ, nó sẽ nuốt chửng 3 hành tinh ở gần nhất là sao Thủy, sao Kim và địa cầu của chúng ta.
Các phát hiện vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
