Tiểu hành tinh có đường kính gần 600m bay sượt qua Trái đất

Tiểu hành tinh có đường kính ít nhất 580m bay gần Trái đất nhất trong 4 thế kỷ qua vào ngày 16/2 nhưng không gây nguy hiểm cho hành tinh.


Vị trí của tiểu hành tinh 2005 YY128.

Tiểu hành tinh 2005 YY128 sẽ bay cách Trái đất 4,5 triệu km vào 7h46 ngày 16/2, gần nhất trong vòng hơn 400 năm qua, theo EarthSky.org. Tuy nhiên, khoảng cách đó vẫn lớn gấp 12 lần quãng đường giữa Trái đất và Mặt trăng, vì vậy tiểu hành tinh này không có khả năng đâm vào địa cầu.

Giống như tên gọi, 2005 YY128 được phát hiện vào năm 2005 bởi các nhà thiên văn học ở Đài quan sát Kitt Peak tại miền nam Arizona. Trong 17 năm qua, nhóm nghiên cứu đã lập bản đồ quỹ đạo của nó với độ chính xác cao. Tuy nhiên, những quan sát của họ chưa thể xác định chính xác kích thước của 2005 YY128. Thay vào đó, họ chỉ có thể ước tính đường kính của nó nằm trong khoảng 580 – 1.300 m.

Do đó, 2005 YY128 nằm trong danh mục tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA), bao gồm những thiên thạch rộng ít nhất 140 m và có quỹ đạo nằm cách Trái đất trong vòng 0,05 đơn vị thiên văn (đơn vị thiên văn AU là khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt Trời, tương đương 150 triệu km, vì vậy 0,05 AU bằng khoảng 7,4 triệu km). Nếu đâm vào Trái đất, 2005 YY128 sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Theo tổ chức phi lợi nhuận Global Challenges Foundation, những tiểu hành tinh bay gần Trái đất (NEO) lớn nhất có khả năng gây ảnh hưởng địa chất và khí hậu ở quy mô toàn cầu, gây rối loạn nền văn minh nhân loại và có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của nhiều loài. Các NEO nhỏ hơn trong khoảng 140 – 1.000 m có thể gây thiệt hại ở cấp khu vực hoặc lục địa, khiến hàng trăm triệu người tử vong.

Cách đây 10 năm vào ngày 15/2/2013, một thiên thạch rộng 20 m phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk ở Nga, làm vỡ hàng nghìn cửa sổ và khiến một số người bị thương trên mặt đất. NASA đã mở Văn phòng điều phối phòng thủ hành tinh vài năm sau sự kiện Chelyabinsk. Các nhà thiên văn học và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang tham gia vào cuộc chiến bảo vệ Trái đất. NASA và đối tác phát hiện hơn 95% tiểu hành tinh rộng ít nhất một kilomet có thể bay qua Trái đất trong phạm vi 50 triệu km nhưng không có thiên thể nào gây nguy hiểm trong tương lai gần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"

Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News