Tìm kiếm hợp chất giúp ngăn chặn suy giảm thính lực do tiếng ồn
Giờ thì hãy nghe điều này: Các nhà khoa học phát hiện ra hợp chất giúp ngăn chặn suy giảm thính lực do tiếng ồn.
Mẹ của bạn đã thật đúng khi bà cảnh báo bạn rằng tiếng nhạc ầm ĩ có thể nguy hiểm cho tai của bạn, nhưng giờ thì các nhà khoa học đã khám phá một cách chính xác cái gì gây nguy hiểm và bằng cách nào lại gây nguy hiểm cho tai của bạn. Trong một báo cáo nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí The FASEB Journal, các nhà khoa học đã mô tả một cách chính xác cách mà tiếng ồn gây hại cho tai trong, và cung cấp một cái nhìn sâu hơn vào một hợp chất có thể giúp ngăn chặn các ảnh hưởng có liên quan đến tiếng ồn.
“Mất thính lực do tiếng ồn, cùng với ù tai đi kèm và mẫn cảm âm thanh là một biểu hiện chủ yếu dẫn đến các vấn đề về giao tiếp và cô lập về mặt xã hội“, Xiaorui Shi, M.D, Ph.D. tác giả của nghiên cứu đến từ Khoa Phẫu thuật Tai mũi họng/đầu và cổ tại Trung tâm về thính lực tại trường đại học Khoa học và sức khỏe tại Portland, bang Oregon cho biết. “Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu đủ rõ về các cơ chế thuộc phân tử nhằm làm nhẹ bớt các ảnh hưởng khi tiếp xúc với âm thanh lớn".
Để có được phát hiện này, Shi và các đồng nghiệp đã sử dụng ba nhóm gồm 6 – 8 con chuột già, trong đó gồm 1 nhóm kiểm soát, một nhóm tiếp xúc với tiếng ồn ở băng tần rộng ở cường độ 120 dB trong vòng 3 tiếng một ngày và kéo dài trong hai ngày, và nhóm thứ ba được tiêm một liều sắc tố yếu tố biểu mô có nguồn gốc từ PEDF.
Sắc tố yếu tố biểu mô có nguồn gốc từ (PEDF) còn được gọi là serpin F1 (SERPINF1), là một protein có tính đa chức năng, có chức năng chống tạo mạch, chống gây khối u, và dinh dưỡng thần kinh. PEDF là một loại protein tìm thấy trong các loài động vật có xương sống và hiện đang được nghiên cứu để ứng dụng điều trì các căn bệnh như bệnh tim và bệnh ung thư.
Các tế bào tiết ra PEDF trong những động vật kiểm soát đã cho thấy một hình thái phân nhánh đặc trưng, với các tế bào sắp xếp trong một mô hình tự tránh né (self-avoidance) mà tạo ra một vùng gộp vào thành mao mạch. Hình thái của các tế bào tương tự trong những con chuột bị tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn, tuy nhiên, cho thấy những khác biệt rõ rệt – tiếp xúc tiếng ồn gây ra những thay đổi trong các melanocyte nằm trong tai trong.
“Nghe kém dần theo thời gian sẽ làm giảm chất lượng sống của con người", Gerald Weissmann, Giám đốc tổng biên tập của tạ chí FASB nói. Thật dễ để nói rằng chúng ta nên tránh xa tiếng ồn lớn, nhưng trong thực tế, đây không phải là điều luôn luôn có thể thực hiện được.
Những người lính tiền tuyến hoặc những phản ứng đầu tiên không có thời gian để lo lắng về các ảnh hưởng lâu dài của tiếng ồn lớn khi họ đang đứng trước mạng sống của họ. Tuy nhiên, nếu một loại thuốc có thể được nghiên cứu phát triển nhằm làm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của tiếng ồn lớn, điều này sẽ có lợi cho tất cả mọi người.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
