Tìm ra cách dùng vi khuẩn chiết xuất kim loại hiếm từ pin thải

Vi khuẩn có thể trở thành "liên minh" đầy bất ngờ của con người trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Đây là lời khẳng định của các nhà khoa học đến từ Đại học Edinburgh (Scotland), khi họ thành công sử dụng vi khuẩn để chiết xuất các kim loại hiếm quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ xanh.


Công nhân phân loại rác thải điện tử tại một nhà máy ở Ấn Độ (Ảnh: Getty Images).

Những vi khuẩn này quan trọng tới mức, nếu không có sự trợ giúp của chúng, nhân loại có thể cạn kiệt nguyên liệu thô để chế tạo các bộ phận như tua-bin, ô tô điện và tấm pin mặt trời.

"Nếu chúng ta chấm dứt sự phụ thuộc vào hóa dầu và sử dụng điện để sưởi ấm, vận chuyển và cung cấp năng lượng... thì chúng ta sẽ ngày càng phụ thuộc vào kim loại", GS Louise Horsfall, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.

"Tất cả các loại pin quang điện, máy bay không người lái, máy in 3D, pin nhiên liệu hydro, tua bin gió và động cơ cho ô tô điện đều cần kim loại. Mà phần nhiều trong số đó là kim loại rất hiếm".

Theo Guardian, công trình nghiên cứu tập trung vào công đoạn chiết xuất lithium, coban, mangan và các khoáng chất khác. Chúng chủ yếu có nguồn gốc từ pin cũ và thiết bị điện tử đã qua sử dụng.

Để làm điều này, nhóm nghiên cứu lấy chất thải từ pin điện tử và ô tô, sau đó hòa tan và sử dụng vi khuẩn làm chất xúc tác. Sau một khoảng thời gian, vi khuẩn bám vào các kim loại trong chất thải và lắng đọng chúng dưới dạng hóa chất rắn.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu thành công chiết xuất mangan. Đây là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không rỉ.

Sau đó, họ lần lượt làm điều tương tự với niken, liti, coban... Những kim loại này sau khi được loại bỏ khỏi rác thải điện tử cũ, có thể được sử dụng làm thành phần của pin hoặc thiết bị mới.

"Chúng ta cần tái sử dụng các khoáng chất hiếm bất cứ khi nào có thể. Nếu không, chúng ta sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cạn kiệt vật liệu", GS Louise Horsfall, chia sẻ.

Trong tương lai, GS Horsfall và nhóm của bà có kế hoạch sử dụng các phiên bản chỉnh sửa gene của vi khuẩn để tăng hơn nữa sản lượng chiết xuất kim loại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Giải mã được lý do kiến đạn

Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến 'đốt đau nhất thế giới' là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cây

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp

Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Đăng ngày: 08/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News