Tìm ra "cửa ngõ" để đưa thuốc vào não

Một nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại kháng thể có tác dụng kích hoạt mở hàng rào máu não, đưa thuốc vào trong để điều trị các bệnh về thần kinh.

Bộ não của con người có một hàng rào máu mang nhiệm vụ bảo vệ não bộ, chúng cách ly hoàn toàn khỏi hệ tuần hoàn máu chung. Đặc biệt, hàng rào máu não giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các phân tử độc hại vào hệ thần kinh trung ương.

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách để phá vỡ nó tạm thời và đưa thuốc trực tiếp đến não. Theo đó, bộ não được tạo thành từ vài tỷ tế bào thần kinh. Những tế bào này dễ bị tổn thương và rất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể, được bảo vệ từ màng não và hộp sọ.

Tìm ra cửa ngõ để đưa thuốc vào não
 Hàng rào máu não như một ranh giới ngăn cách não với phần còn lại của cơ thể. (Ảnh cắt từ clip).

Hàng rào máu não giống như là ranh giới ngăn cách não với phần còn lại của cơ thể. Nó kiểm soát các yếu tố có khả năng xâm nhập vào trong khoang não và có vai trò lọc, ngăn chặn các phân tử độc hại xâm nhập vào não.

Theo logic này, điều đó đồng nghĩa với việc hàng rào máu não cũng sẽ ngăn cản một số loại thuốc điều trị, gây trở ngại cho việc chữa trị các bệnh thần kinh. Vì thế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale (Mỹ) đã phát triển một hệ thống cho phép hàng rào máu não mở ra trong vài giờ tại một thời điểm được chọn trước, cho phép đưa thuốc vào não.

Đây là lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu có thể làm ổn định tạm thời hàng rào máu não để cho phép điều trị các bệnh lý não. Trong đó, bộ não con người có một con đường tín hiệu WNT liên quan đến việc duy trì tính toàn vẹn của hàng rào giữa não và phần còn lại của cơ thể.

Bộ thu Unc5B có khả năng kiểm soát con đường này bằng cách giữ cho lớp chắn không thấm quá. Để làm được điều này, nó phải được nối với phối tử Netrin-1 của nó.

Tìm ra cửa ngõ để đưa thuốc vào não
 Một kháng thể có thể làm ổn định hàng rào máu não tạm thời giúp con người có thể đưa thuốc vào trong não chữa trị các bệnh lý thần kinh (Ảnh: Fotolia).

Một kháng thể kích hoạt mở hàng rào não theo yêu cầu

Dựa vào nguyên tắc trên, các tác giả đã phát triển một kháng thể có khả năng liên kết với Netrin-1. Khi vị trí liên kết của Netrin-1 với thụ thể Unc5B bị che bởi một kháng thể, hàng rào máu não mở.

Kháng thể đã phát triển đầu tiên được tiêm vào chuột trưởng thành. Cho thấy đường truyền đến não vẫn mở cho đến khi cơ thể đào thải kháng thể được tiêm. Do đó, đây là một hệ thống giúp duy trì hàng rào máu não mở một cách nhất thời và có thể đảo ngược trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh, thông qua việc tiêm kháng thể.

Khám phá này có thể là một công cụ thay đổi hoàn toàn "cuộc chơi" trong việc quản lý các bệnh của hệ thần kinh trung ương như bệnh Parkinson (rối loạn thần kinh), bệnh đa xơ cứng, bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) hoặc ung thư não.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Từ năm 2070, con người có thể sống đến 150 tuổi nhờ công nghệ mới?

Từ năm 2070, con người có thể sống đến 150 tuổi nhờ công nghệ mới?

Trẻ em sinh từ năm 2070 có thể vượt qua độ tuổi " bách niên giai lão", sống đến tận 150 tuổi nhờ những tiến bộ đột phá trong công nghệ đảo ngược lão hoá.

Đăng ngày: 25/03/2022
Giun siêu nhỏ được huấn luyện để phát hiện tế bào ung thư

Giun siêu nhỏ được huấn luyện để phát hiện tế bào ung thư

Giun tròn có thể phân biệt giữa các phân tử được giải phóng bởi các tế bào khỏe mạnh và ung thư.

Đăng ngày: 25/03/2022
Trẻ ngủ với ai hôm nay sẽ quyết định vận mệnh của chúng sau này, cha mẹ cần chú ý

Trẻ ngủ với ai hôm nay sẽ quyết định vận mệnh của chúng sau này, cha mẹ cần chú ý

Khi còn nhỏ, nếu trẻ ngủ với ai chúng sẽ có tâm lý gần gũi với người đó khi lớn lên. Và điều này đương nhiên tác động không nhỏ tới tương lai của chính đứa trẻ.

Đăng ngày: 24/03/2022
Xuất hiện virus

Xuất hiện virus "siêu cảm lạnh" có triệu chứng giống Covid-19 ở Úc

Sau các biện pháp phong tỏa và hạn chế nghiêm ngặt để phòng dịch Covid-19, một loại virus khác đang xuất hiện tại Úc với một loạt triệu chứng tương tự Covid-19: đau rát họng, đau đầu, sổ mũi...

Đăng ngày: 24/03/2022
Nên làm gì khi trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt?

Nên làm gì khi trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt?

Nên làm gì khi trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm khi những dịch bệnh do muỗi gây ra đang gia tăng nhanh theo chiều hướng xấu.

Đăng ngày: 23/03/2022
Trộn rượu với caffeine nguy hiểm như thế nào?

Trộn rượu với caffeine nguy hiểm như thế nào?

Về lý thuyết, trộn rượu với caffeine có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời như khi pha chế loại cocktail Espresso Martini hay trộn Diet Coke với rượu rum.

Đăng ngày: 23/03/2022
Các nhà khoa học khám phá cách in 3D tế bào tinh hoàn

Các nhà khoa học khám phá cách in 3D tế bào tinh hoàn

Các nhà khoa học Viện Đại học British Columbia (UBC) đã in 3D tế bào tinh hoàn của con người và xác định những dấu hiệu ban đầu đầy hứa hẹn về khả năng sản xuất tinh trùng.

Đăng ngày: 21/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News