Tìm ra loài từng biến đổi Trái đất hơn 1 tỉ năm trước, sống khỏe trên cây ngải cứu
Theo Sci-News, loài mới được đặt tên là Anthocerotibacter panamensis, tách ra từ dòng dõi vi khuẩn lam cổ đại Gloeobacter mà hóa thạch lâu đời nhất lên tới 1,4 tỉ năm tuổi. Gloeobacteria lại tách ra từ Phycobacteria hiện hữu trong các hóa thạch có niên đại 2 tỉ năm.
Không chỉ thuộc nhóm sinh vật cổ xưa nhất hành tinh, vi khuẩn lam còn được quan tâm bởi nhiều nghiên cứu cho thấy chính sự xuất hiện và quang hợp của chúng đã biến Trái đất non trẻ đầy những loại khí chết chóc trở nên giàu oxy, phù hợp với các dạng sống tiên tiến hơn.
Sinh vật hàng tỉ tuổi vừa được tìm thấy.
Trải qua hàng tỉ năm, dòng họ vi khuẩn lam vẫn tiếp tục tồn tại và tác động nhiều đến môi trường. Trong đó cũng có những loài "sát thủ", tạo nên hiện tượng "tảo nở hoa" có liên quan đến hoạt động gây ô nhiễm của con người, giải phóng chất độc tấn công ngược lại con người và các sinh vật khác.
Loài mới được tìm thấy đang sống khỏe trên một loài ngải cứu nhiệt đới ở Panama.
Tiến sĩ Fay-Wei Li, một nhà nghiên cứu tại Viện Boyce Thompson và Bộ phận Sinh học Thực vật tại Đại học Cornell (Mỹ) cho biết chúng được thừa hưởng khả năng tạo ra carotenoid giúp bảo vệ các sinh vật khỏi ánh nắng mặt trời từ dòng "ông ngoại" Phycobacteria, thứ cũng di truyền đến nhiều loài thực vật khác, nhưng lại khác với các vi khuẩn thuộc dòng Gloeobacteria vốn đã mất đi khả năng này.
Chúng có khả năng quang hợp khá yếu, nhưng lại hiệu quả bởi bộ máy quang hợp được xây dựng hoàn chỉnh với ít các thành phần cần thiết nhất.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Current Biology, những điều đặc biệt của sinh vật này xác định sẽ mở ra một cửa sổ mới để nhìn vào bình minh của quá trình quang hợp, từ đó lý giải khả năng thần kỳ của loài vi khuẩn lam trong việc giúp Trái đất trở nên dễ sống.
Các nghiên cứu về vi khuẩn lam cũng giúp định hướng nhiều sự mệnh truy tìm sinh vật ngoài hành tinh. Giới sinh học thiên văn tin rằng khả năng tìm ra một hành tinh có vi khuẩn lam giống Trái đất sơ khai khả thi hơn nhiều việc tìm kiếm một nền văn minh khác.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất
Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...
