Tìm ra vũ khí trong vụ thảm sát 5.000 năm trước

Trong thí nghiệm, các chuyên gia tạo 7 hộp sọ giả rồi dùng hai loại vũ khí phổ biến thời Đồ Đá để đập vỡ và nghiên cứu vết thương.


Miguel Ángel Moreno-Ibáñez thử nghiệm dùng vũ khí đập các hộp sọ giả.

Các nhà khoa học đã xác định được vũ khí dùng để thảm sát 34 người trong một hang động ở Đức và một người khác ở Tây Ban Nha cách đây khoảng 5.000 năm, IFL Science hôm 18/2 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Archaeological Science.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia chế tạo hàng loạt hộp sọ giả, sau đó đập vỡ bằng các loại công cụ - vũ khí thông dụng thời Đồ Đá Mới, ghi chú lại những kiểu chấn thương sọ mà từng loại tạo ra. Họ giải thích, sự gia tăng khủng hoảng nhỏ lẻ trong các cộng đồng thời Đồ Đá Mới ở châu Âu dẫn đến sự gia tăng xung đột bạo lực. "Trong bối cảnh bạo lực xảy ra giữa các cá nhân và giữa các nhóm như vậy, chấn thương sọ não do rìu đá và rìu lưỡi vòm xảy ra phổ biến", nhóm chuyên gia cho biết.


Video: IFL Science

Trong vụ thảm sát Talheim thời Đồ Đá, 34 người trong một hang động ở Đức đã bỏ mạng, dấu vết còn lại là những hộp sọ bị đập vỡ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy một hộp sọ vỡ nát khác tại Cova Foradada, Tây Ban Nha, có niên đại tương tự. Bằng chứng cho thấy rõ tất cả nạn nhân đều bị đập vào đầu bằng vật cùn. Tuy nhiên, việc tái dựng sự kiện và xác định vũ khí chính xác là một thách thức khảo cổ lớn.

Để giải quyết bí ẩn, nhóm nghiên cứu chế tạo 7 hộp sọ mô phỏng từ polyurethane phủ da cao su, chứa đầy gelatin thay cho não. Tác giả nghiên cứu Miguel Ángel Moreno-Ibáñez, chuyên gia tại Đại học Rovira I Virgili (Tây Ban Nha), sử dụng hai công cụ là rìu đá và rìu lưỡi vòm (công cụ giống rìu nhưng có lưỡi vuông góc với cán) đập vào mỗi hộp sọ từ các góc và độ cao khác nhau để tìm hiểu kiểu nứt vỡ mà chúng gây ra.

Rìu đá và rìu lưỡi vòm là những công cụ rất giống nhau, nhưng có một số đặc điểm về kiểu nứt vỡ giúp nhóm nghiên cứu phân biệt. Các thí nghiệm cũng cho thấy, đánh vào hộp sọ từ độ cao lớn hơn sẽ làm tăng khả năng xuyên qua não, đồng nghĩa kẻ tấn công cao hơn sẽ gây thương tích nghiêm trọng hơn cho nạn nhân.

Nhóm nghiên cứu kết luận, các nạn nhân ở cả Talheim và Cova Foradada có thể đều bị giết bằng rìu lưỡi vòm. Họ cũng xác định rằng nạn nhân tại Cova Foradada nhiều khả năng bị tấn công từ phía sau, nghĩa là có thể người này bị hành quyết chứ không phải bỏ mạng trong một trận chiến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa

Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Đăng ngày: 06/05/2025
Cuộc giải cứu

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen

Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Đăng ngày: 02/05/2025
Kỹ thuật mới giúp giải phóng

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi

Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được

Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.

Đăng ngày: 29/04/2025
Quét laser, hàng ngàn

Quét laser, hàng ngàn "bóng ma" Maya 3.000 năm hiện ra giữa rừng già Guatemala

Nhờ sự sử dụng LiDAR, các nhà khảo cổ phát hiện hàng ngàn công trình và khu định cư cổ xưa của người Maya, bao gồm tháp, đền đài và đường sá.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News